Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xót xa chuyện ăn lá ngón tự tử vì bị ngăn kết hôn

Thứ năm, 07:30 26/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ vì muốn có thêm người làm nương rẫy, nhiều gia đình ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho con trai lấy vợ từ năm 13, 14 tuổi. Không ít em gái đang lớp 5, lớp 6 đã xin nghỉ học… về nhà chồng!

 

Vừ Thị Si (sinh năm 1999) nhưng đã bỏ học về lấy chồng từ cách đây 5 năm. Ảnh: Cao Tuân
Vừ Thị Si (sinh năm 1999) nhưng đã bỏ học về lấy chồng từ cách đây 5 năm. Ảnh: Cao Tuân

 

Mới lớp 5, bỏ học lấy chồng

Những ngày đầu đông giá rét, không khí vùng cao tỉnh Lai Châu càng buốt lạnh hơn so với các tỉnh miền xuôi. Từng làn gió, màn sương lướt qua khiến ai nấy như gặp phải hàng ngàn mũi kim khâu đâm vào da thịt. Thế nhưng, trên những sườn đồi, ngọn núi ở huyện Sìn Hồ - nơi có độ cao lên đến 1.800 mét so với mực nước biển, chúng tôi chạnh lòng khi bắt gặp những người mẹ có khuôn mặt trẻ con đang vác củi trên vai, phía sau gùi một cháu bé với khuôn mặt cáu bẩn.

Chỉ tay vào cô gái trẻ đang mang rau từ bản ra chợ phiên bán, bà chủ quán nước chè bắt chuyện chúng tôi: “Cháu này ở cùng xã Tả Ngảo với tôi. Năm nay 16 tuổi nhưng đã có chồng con rồi. Phong tục của người Mông là như vậy, thích nhau thì cứ về ở với nhau. Có đôi ở với nhau đến 2 mặt con rồi mới đủ tuổi đi đăng ký kết hôn”.

Qua lời giới thiệu, chúng tôi đến thăm nhà của vợ chồng Sình A Sài (sinh năm 1998) và Vừ Thị Si (sinh năm 1999) ở bản Thà Giàng Chải. Cặp vợ chồng “trẻ con” này lấy nhau từ năm 2010 khi Sài học lớp 6 còn Si học lớp 5. Gặp chúng tôi, Si vẫn đang địu con sau lưng còn tay chẻ củi nấu bếp. Đôi mắt to, tròn của em cùng với gò má ửng hồng vì bếp lửa khiến ai lần đầu tiên gặp không nghĩ rằng em đã lấy chồng được 5 năm và giờ đã làm mẹ.

Si kể: “Ngày trước khi đang đi học, anh Sài bảo muốn em về nhà ở cùng. Lúc ấy, bố mẹ em cũng gật đầu chẳng ngăn cấm. Vì hai đứa nhỏ tuổi nên không được tổ chức đám cưới, thế là em theo chồng về nhà ở. Rồi em nghỉ học đi làm nương với bố mẹ chồng, còn chồng em vẫn đi học. Năm nay, anh ấy học lớp 11 rồi”.

Cách nhà Si không xa, Mùa Thị Dung (sinh năm 1998) lại lấy chồng kém mình một tuổi. Năm đang học lớp 6, thấy có gia đình hỏi cưới, bố mẹ Dung đồng ý, em cũng gật đầu. Như bao đồng cảnh khác, sau khi về nhà chồng ở, Dung không đến trường nữa mà vào rừng kiếm củi cùng các em chồng. Do chưa thể tự lập cuộc sống nên đến nay cặp đôi “trẻ con” này vẫn sống chung với bố mẹ chứ không dám ra ở riêng vì sợ… đói ăn.

Sang xã Tả Phìn, chúng tôi gặp ông bố trẻ Tẩn Páo Lụa đang nướng khoai cho đám trẻ con ăn. Ở tuổi 25 nhưng Lụa đã là cha của 3 đứa trẻ. Hỏi chuyện, Lụa cũng chẳng nhớ mình lấy vợ từ năm bao nhiêu, chỉ biết rằng vợ Lụa kém anh hai tuổi, con gái đầu lòng của hai vợ chồng năm nay đã lên lớp 3.

 

Tẩn Páo Lụa ở xã Tả Phìn năm nay 25 tuổi nhưng đã là cha của 3 đứa trẻ.
Tẩn Páo Lụa ở xã Tả Phìn năm nay 25 tuổi nhưng đã là cha của 3 đứa trẻ.

 

Ngồi bên bếp lửa, Lụa kể cho chúng tôi nghe về cuộc hôn nhân của mình. Một lần đi chơi cùng đám bạn, gặp Mẩy ở bản bên, thấy ưng “cái bụng” nên bảo bố mẹ sang dạm hỏi để cưới Mẩy làm vợ. Thế là hai nhà làm một mâm cơm cúng tổ tiên theo “cái lý của người Mông”. Vậy là thành vợ chồng.

Năm 13 tuổi, Mẩy bước về nhà chồng khi chưa lường hết được những khó khăn trong cuộc sống. Hàng ngày, Mẩy dậy sớm theo bố mẹ chồng đi làm nương, phát cỏ đến chiều muộn trở về nhà lo bữa cơm cho gia đình. Vì làm vợ, làm mẹ sớm, cuộc sống lại vất vả nên nhìn Mẩy gầy xanh xao, già đi nhiều so với tuổi 23. Trò chuyện hồi lâu, Mẩy mới ngậm ngùi nói: “Em vẫn muốn đến lớp như bạn bè để học cái chữ, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải lấy chồng sớm”.

Bị cấm kết hôn, ăn lá ngón tự tử

Được biết, huyện Sìn Hồ là địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao nhất tỉnh Lai Châu và Lai Châu cũng là tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất của cả nước. Chẳng nói đâu xa, chỉ riêng tại xã Tả Ngảo, con số mà anh Vừ A Sát, cán bộ dân số xã đưa ra khiến nhiều người giật mình: Năm 2014 toàn xã có 17 cặp kết hôn thì 12 cặp tảo hôn; từ đầu năm 2015 đến nay xã có 11 đám cưới thì 9 cặp chưa đủ tuổi kết hôn. Điều đáng buồn là đa số các cặp tảo hôn đều ở độ tuổi 13, 14. Thậm chí là 11, 12 tuổi.

Ông Chẻo Siêu Sơn, Trưởng bản Bành Plán, xã Tả Phìn cũng cho hay: “Thường ở trên này đồng bào cưới ở độ tuổi 13 - 14, không lấy nhanh, con gái tốt thì người ta lấy hết. Cứ xinh một chút, chăm chỉ cần cù chịu khó một chút là có người hỏi, mà hỏi là cho lấy. Địa phương động viên các gia đình không nên cho con lập gia đình, sinh con sớm nhưng nói nhiều cũng chẳng ăn thua. Họ còn lý sự, con tôi ế, không có chồng ai chịu trách nhiệm”(?).

Chính vì thế, cứ sau mỗi dịp nghỉ hè, số lượng học sinh gái đến lớp lại giảm. Khi tổ công tác của nhà trường lặn lội tới các bản mới hay các em đã lấy chồng, có em đã có bầu. Giáo viên, nhà trường vận động nhưng các em không quay lại vì xấu hổ với bạn bè, vì nhà chồng không cho đi.

Những năm qua, Tả Ngảo, Tả Phìn cũng như nhiều xã khác vẫn liên tiếp xảy ra tình trạng tảo hôn. Điều đáng nói là nhiều trường hợp hai gia đình tự cho con cái về ở với nhau chứ không khai báo với chính quyền địa phương. Những đôi vợ chồng đang ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” này đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì họ không nghề nghiệp, không đất đai, không có kiến thức về sức khỏe sinh sản.

Trao đổi với PV, ông Chẻo Siêu Dùng, Chủ tịch xã Tả Phìn cho biết: “Ở xã mình có nhiều cặp tảo hôn lắm. Từ đầu năm đến nay xã có 26 cặp kết hôn thì một nửa là các cặp tảo hôn. Khi xử phạt vì kết hôn trước tuổi theo quy định thì họ cũng chẳng nộp tiền và lý sự rằng: “Chúng tôi về ở với nhau chứ có làm đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới đâu mà tảo hôn”.

Anh Thào A Lòng, Phó Trưởng Công an xã Tả Ngảo cho chúng tôi biết, trong xã từng có hai trường hợp ăn lá ngón tự tử vì bị cấm kết hôn sớm. Đây chính là vấn đề khó nhất trong việc tuyên truyền người dân không cho con em kết hôn sớm. Và chưa nói đâu xa, ngồi trò chuyện với chúng tôi, chính anh Lòng cũng thú thật rằng: Hai vợ chồng anh đã về ở với nhau từ năm 14 tuổi.

Được biết, em gái của Lòng là Thào Thị Gào cũng lấy chồng từ năm 13 tuổi. Gào năm nay 22 tuổi, chồng 23 tuổi nhưng đã có hai con, một học lớp 4 và một học lớp 2.

Cũng theo anh Lòng, tình trạng học sinh bỏ học, tảo hôn tái diễn rải rác trong các năm gần đây và không riêng gì cấp trường Phổ thông dân tộc nội trú mà ngay cả cấp trường THPT cũng đã có. Nguyên nhân chủ yếu là vì tập tục của người dân còn lạc hậu, tục “bắt vợ”, “bắt chồng” vẫn chưa được xóa bỏ, nhiều em học sinh về hè không có người quản lý. Đáng lẽ ra tuổi như các em phải được đến trường mới đúng, ngẫm mà xót xa!.

 

 

 

“Các anh đã hỏi chuyện thì tôi chia sẻ thật để cùng tìm cách ngăn chặn tình trạng tảo hôn chứ đừng cười chê. Hồi đó tôi và vợ tôi bây giờ đang cùng nhau học lớp 7. Mấy lần gặp nhau trên nương rẫy tôi thấy cô gái đó gánh nước khỏe, cuốc đất nhanh nên xin bố mẹ hỏi cưới cho. Sau khi về ở với nhau, vợ tôi ở nhà đi làm nương còn tôi đi học tiếp. Cuộc sống hai vợ chồng cứ cơ cực quanh năm, giờ chúng tôi có hai cháu nhỏ, vất vả lắm”.

(Anh Thào A Lòng, Phó Trưởng Công an xã Tả Ngảo)

 

Nạn tảo hôn tại Sìn Hồ đang trở nên báo động

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Phạm Văn Hải, cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Sìn Hồ, Lai Châu cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến nạn tảo hôn diễn tiến phức tạp trên địa bàn. Thứ nhất do người dân chưa chịu tiếp thu về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ nữa là gia đình thiếu lao động, con trai cũng lớn rồi, muốn cưới con dâu về để giúp việc nhà. Vì những suy nghĩ thiếu hiểu biết ấy khiến nạn tảo hôn ở nhiều xã trong huyện Sìn Hồ trở nên báo động.

Trước tình trạng này, Trung tâm đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền các chính sách DS- KHHGĐ nhằm giúp người dân biết được độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống... Vì vậy, để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện không thể làm ngày một ngày hai mà cần phải thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, từ đó người dân nâng cao nhận thức và tự chuyển đổi hành vi”.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội dự kiến cấm hội chợ, thể thao đông người ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội dự kiến cấm hội chợ, thể thao đông người ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Thời sự - 8 phút trước

GĐXH - TP Hà Nội lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận.

Diễn biến bất ngờ vụ lão nông 'chết đứng' khi ruộng lúa bỗng dưng chết cháy

Diễn biến bất ngờ vụ lão nông 'chết đứng' khi ruộng lúa bỗng dưng chết cháy

Thời sự - 29 phút trước

GĐXH - Khi ra thăm ruộng, lão nông tá hỏa khi phát hiện một số diện tích lúa bị héo, chết cháy bất thường. Diện tích bị chết cháy khoảng 500 m2 (trong tổng diện tích hơn 3 sào khoảng hơn 1.600 m2), nghi có kẻ phá hoại.

Đổi tiền điện tử trên mạng xã hội, người đàn ông bị lừa hơn 2,3 tỉ đồng

Đổi tiền điện tử trên mạng xã hội, người đàn ông bị lừa hơn 2,3 tỉ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi thống nhất việc đổi tiền, nạn nhân và đối tượng đã thực hiện 7 lần giao dịch. Tuy nhiên, đối tượng đã chỉnh sửa bill chuyển tiền gửi cho nạn nhân mà anh P. không biết nên đã chuyển tiền tổng số tiền 2 tỉ 320 triệu đồng...

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Học sinh THPT có tài năng trong lĩnh vực học tập, văn hoá nghệ thuật, thể thao và hoạt động cộng đồng đều có học bổng trong suốt thời gian học tại trường Đại học FPT.

Từ 5/5, đồng loạt thu phí không dừng tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, đồng loạt thu phí không dừng tại 5 sân bay lớn

Thời sự - 2 giờ trước

Theo Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV), từ ngày 5/5/2024, đơn vị sẽ chính thức triển khai và đồng loạt thu phí không dừng (ETC) tại 5 sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài.

Sắp tới, hàng triệu lao động mừng thầm khi một số bệnh nghề nghiệp mới có thể được BHXH chi trả

Sắp tới, hàng triệu lao động mừng thầm khi một số bệnh nghề nghiệp mới có thể được BHXH chi trả

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo dự thảo Thông tư, những bệnh nghề nghiệp nào sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội?

Lịch cắt điện Hải Phòng hôm nay đến hết tuần (từ 3 – 5/5): Hàng loạt khu dân cư cuối tuần không còn điện để dùng từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hải Phòng hôm nay đến hết tuần (từ 3 – 5/5): Hàng loạt khu dân cư cuối tuần không còn điện để dùng từ sáng sớm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Người đàn ông lớn tuổi tử vong khi đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Người đàn ông lớn tuổi tử vong khi đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tối 2/5, người đàn ông lớn tuổi khi đang đi bộ qua đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì bị xe ô tô lao tới tông trúng, tử vong.

Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Một loại visa (thị thực) mới được cấp cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản cực nhanh và đơn giản

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Loại visa (thị thực) mới được cấp này sẽ giúp công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh vào Nhật Bản mà không mất quá nhiều thời gian và thủ tục phức tạp.

Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Bé gái 9 tháng tuổi tử vong bất thường, cha ruột bị bắt để điều tra

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Cơ quan công an đang tạm giữ hình sự người cha ruột để điều tra về cái chết thương tâm của bé gái 9 tháng tuổi ở Tây Ninh.

Top