Xót xa gia cảnh người đàn bà hai lần chết lâm sàng
GiadinhNet - Sau hai lần chết lâm sàng, bà Phạm Thị Mỹ Hưng, 52 tuổi, trú tại thôn Hưng Nghĩa (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) chỉ nặng còn chưa đầy 20kg. Cơ thể gầy gò của bà như muốn dính chặt xuống chiếu. Bệnh tật bất ngờ giáng xuống khiến gia đình bà đã khó khăn nay lại càng thiếu thốn bộn bề.

Khánh kiệt vì tai họa bất ngờ
Theo hướng dẫn của Đại đức Thích Trí Hiến, trụ trì chùa Hưng Khánh, ở thôn Hưng Nghĩa (xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), chúng tôi đã tới thăm gia đình bà Phạm Thị Mỹ Hưng.
Ông Nguyễn Văn Xuân, chồng bà Mỹ Hưng cho biết, trước đây tuy không có công việc ổn định nhưng hai vợ chồng làm thuê, ông chạy thêm xe ôm cũng kiếm được dăm ba chục mỗi ngày, đủ lo trang trải sinh hoạt hàng ngày và có tiền nuôi các con ăn học. Cậu con trai đầu đang học đại học ở TP HCM và trở thành niềm hy vọng của gia đình. Cô con gái út cũng rất chăm chỉ học hành. Cuộc sống bình yên cứ thế trôi đi dù kinh tế túng thiếu. Ông Xuân luôn động viên vợ cố gắng tần tảo nhiều hơn để có tích lũy chờ các con khôn lớn trưởng thành thì dựng vợ gả chồng, lên ông lên bà. Nhưng sự đời quá trớ trêu, nghiệt ngã.
Ông Xuân ngậm ngùi kể lại: “Một buổi chiều hai năm về trước, vợ tôi đi làm cỏ thuê về kêu trong người mệt, sờ trán thấy ngây ngấy sốt, tôi đã đưa bà ấy đi khám ngay. Bác sỹ kê đơn, uống mấy hôm không khỏi, tôi lại đưa bà ấy tái khám. Lần này bác sỹ chỉ định phải nhập viện. Các bác sỹ chẩn đoán bà Hưng bị tràn dịch màng phổi, ban đầu điều trị bằng uống thuốc. Sau đó, thấy bà Hưng vẫn rất khó thở, bác sỹ chỉ định lấy dịch thì phổi không có dịch, nên chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn. Chưa bước vào phòng cấp cứu, bà ấy đã bị chết lâm sàng”.
Sau khi được các bác sỹ cấp cứu, bà Hưng dần hồi phục. Ba ngày sau đã có thể ăn uống được chút ít nhưng vẫn phải thở bằng máy. Ông Xuân và các con mừng rỡ vì cơ hội sống của bà Hưng đã nhiều hơn, gương mặt bà đã sáng lên. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì bà Hưng lại lâm vào tình trạng khó thở, nhịp thở ngắn, ngắt quãng…và bà Hưng lâm vào cảnh chết lâm sàng lần thứ hai.
Được sự tận tình cứu chữa của các bác sỹ những mong cứu sống được bệnh nhân, nhưng bà Hưng cứ lịm đi, rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Tới ngày thứ chín bà mới dần hồi tỉnh, nhưng đau xót là bà không còn nhận biết được gì xung quanh mình.
Những ngày bà Hưng nằm bệnh viện, ông Xuân phải nghỉ chạy xe ôm để chăm vợ. Cậu con trai Nguyễn Phan Thương đang học đại học năm cuối cũng vội vã từ TP HCM về chăm sóc mẹ. Cô con gái út Nguyễn Thị Bích Liễu của ông bà lúc đó đang ôn thi đại học cũng tính bỏ dở lớp 12 để đi làm thuê phụ giúp gia đình và chăm sóc mẹ, nhưng cả gia đình không ai đồng ý. Không phụ lòng cha mẹ, Bích Liễu đã thi đỗ và đang học năm thứ nhất Khoa Quản trị Ngân hàng, Đại học Quy Nhơn.
“Các bác sỹ đã nỗ lực điều trị và gia đình đã cố gắng lo toan để bà Hưng được nằm thở máy 3 tháng ở bệnh viện. Nhưng mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng. Tới lúc này gia đình tôi đã khánh kiệt, tiền viện phí cũng đã hơn 200 triệu đồng – đó là một số tiền quá lớn mà gia đình phải bán hết đồ đạc, vay nợ họ hàng, bạn bè để chữa bệnh cho bà Mỹ Hưng. Vì thế, dù rất không muốn nhưng gia đình vẫn phải đưa bà Hưng về nhà”, ông Xuân nghẹn ngào cho biết.
Sống mà như đã chết
Biết bà Hưng mắc trọng bệnh, bà con hàng xóm đã tới thăm hỏi, giúp đỡ nhưng ông Xuân vẫn không thể đủ tiền để đưa bà Hưng trở lại bệnh viện điều trị tiếp. Do bà Hưng sống thực vật nên ông Xuân phải dùng ống xông để đưa thức ăn vào giúp cơ thể bà Hưng có thể tồn tại. Và cũng vì không ăn uống được, nên người đàn bà nông dân khỏe mạnh ngày nào giờ teo tóp còn da bọc xương chỉ nặng gần 20kg. Hàng ngày ông Xuân vẫn chạy xe ôm một buổi, còn một buổi ở nhà chăm vợ. Con gái đi học ở Quy Nhơn, xa nhà gần 30km cũng hàng ngày đi về để giúp chăm mẹ một buổi cho cha đi làm.
Ông Xuân nghẹn ngào kể: “Trước kia có sức khỏe mỗi ngày đi làm được dăm ba chục, cộng với tiền chạy xe ôm nhà tui không khó khăn thế này. Giờ vợ lâm trọng bệnh mấy năm nay, gia đình bỗng rơi hết vào cảnh bần hàn. May còn giữ được cái xe máy cho con đi học”.
Đại đức Thích Trí Hiến chia sẻ, điều duy nhất người thân có thể làm lúc này là cầu nguyện cho một phép màu sẽ đến ban phước lành cho người vợ - người mẹ đáng thương. Gia đình bà Hưng đang cần lắm những tấm lòng thiện nghĩa cứu giúp để sớm vượt qua hoạn nạn.
Hà Dương

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế
Kết chuyển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể
Cảnh ngộ - 3 ngày trướcGĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại
Kết chuyển - 4 ngày trướcGĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn tại Huế
Kết chuyển - 3 tuần trướcGĐXH - Hoàn cảnh khó khăn ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ của bạn đọc sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải bài viết.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.