Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuất khẩu lao động bằng thỏa thuận miệng, nhiều người sắp mất nhà

Thứ sáu, 09:00 13/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng chục người đã vay nợ, đóng hàng tỷ đồng để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) rồi bị thả bơ vơ nơi xứ người, phải gọi về nhà cầu cứu mới thoát thân; người thì phải vắt sức lao động trong những môi trường cực kỳ khổ cực, lương không đủ sống. Đáng buồn, người khiến họ lâm cảnh khốn cùng đó là một... cựu Chủ tịch xã!

 

Ông Nguyễn Công Lực (giữa) và con trai Nguyễn Văn Thuận (phải) kể lại sự việc với phóng viên. 	Ảnh: VT
Ông Nguyễn Công Lực (giữa) và con trai Nguyễn Văn Thuận (phải) kể lại sự việc với phóng viên. Ảnh: VT

 

Cắm sổ đỏ mong đổi đời

Gia đình khó khăn nên ông Nguyễn Công Lực (SN 1965, trú tại khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) phải cầm cố tài sản, vay mượn số tiền hơn 100 triệu đồng để cho con trai là anh Nguyễn Văn Thuận đi XKLĐ ở quốc đảo Sip. Theo lời ông Lực, khoảng đầu tháng 5/2014, khi biết tin bà Trần Thị T ở cùng xã có thể đưa người sang Sip làm việc, ông đã đến tìm bà T để tìm hiểu. Lúc đó, bà T khẳng định rằng: “Không phải làm thủ tục, chỉ cần nộp tiền và lên đường đi. Sang bên đó sẽ có công việc ổn định, lương từ 14 đến 17 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm”. Giá cho một suất đi như thế là 120 triệu đồng. Tin tưởng, ông Lực đã không ngần ngại nộp số tiền nói trên cho bà T. Tháng 9/2014, anh Thuận được đưa vào TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị lên đường đi Sip.

Sang đến nơi, anh Thuận phải làm việc khổ cực, ăn uống thiếu thốn nên chỉ một thời gian ngắn không thể làm việc được nữa và phải tìm đường về nước. Tuy nhiên, sau khi anh Thuận lên đường về nước, gia đình không nhận được thông tin gì của anh nên rất hoang mang, chạy đi khắp nơi để hỏi. Mãi mấy hôm sau, ông Lực mới nhận được điện thoại kêu cứu của con trai: “Bố ơi, họ thả con ở Thổ Nhĩ Kỳ, bố cứu con với”.

Khi bị đưa xuống sân bay tại Thổ Nhĩ Kỳ, anh Thuận không có bất kỳ giấy tờ gì trong người, nên bị cảnh sát địa phương bắt giữ. Sau đó, anh may mắn liên lạc được với gia đình và nhờ sự can thiệp của Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, nên anh đã được đưa về nước an toàn.

Cùng cảnh với anh Thuận là vợ chồng anh Trần Quốc Hoàn (SN 1982) và chị Vũ Thị Hồng Hạnh (SN 1985) trú tại khu 1, xã Thạch Sơn. Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi biết tin bà T có thể giúp hai vợ chồng ra nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao, gia đình đã không ngần ngại cầm cố sổ đỏ để vay tiền đi XKLĐ với ước mong đổi đời. “Sổ đỏ của gia đình tôi chỉ được 70 triệu đồng, bố mẹ còn mượn thêm sổ đỏ, rồi vay chỗ này chỗ khác được 240 triệu đồng cho hai vợ chồng nộp để đi”, chị Hạnh than thở.

Hay như gia đình ông Phạm Văn Tâm cùng xã cũng đóng 190 triệu đồng – là tiền đi vay - cho hai đứa con đi XKLĐ. Tuy nhiên cho đến bây giờ hộ chiếu không có, không đi được, tiền cũng không được hoàn lại...

Nhiều người dân cho hay, số tiền họ đóng cho bà T chủ yếu là vay từ quỹ tín dụng của xã trong vòng 1 năm, từ tháng 5/2014 đến bây giờ, sắp đến kỳ hạn phải trả gốc và họ đều sợ bị siết nợ mất nhà.

Làm ngày 14 tiếng, sống khổ cực

 

Căn nhà nơi anh Thuận và một số lao động Việt ở tại Sip.
Căn nhà nơi anh Thuận và một số lao động Việt ở tại Sip.

 

Chị Quản Thị Hương (SN 1972), một trong những nạn nhân XKLĐ đi Sip cho biết: “Sau khi sang đến nơi, tôi bị bán cho các chủ khác nhau. Hằng ngày tôi phải làm đủ thứ việc như: vác đá, xúc phân, đổ bê tông, rửa toa lét... không được ăn uống đầy đủ, tiền lương không được trả”.

Do không có công việc ổn định, nên chị Hương đến gõ cửa cơ quan chức năng nhờ họ giúp đỡ. Trong một lần đi như vậy, chị bị tai nạn và phải nằm viện. May mắn thay, chị được cộng đồng người Việt tại đây quyên góp giúp đỡ, nên có đủ chi phí để chữa trị và về nước.

Chị Vũ Thị Hồng Hạnh thì cho biết, ngày đầu tiên đi làm, chị phải làm 14 tiếng. Công việc thay đổi hằng ngày. “Hôm nay tôi làm việc này, mai lại làm việc khác. Lúc thì đi vác đá, hôm lại đi đổ bê tông. Lúc đi làm có những người quản lý đi kèm, kè kè súng bên người, không làm không được. Có hôm chúng tôi phải gánh phân đổ vào từng gốc cây trong cái trang trại hàng cây số. Hôm trời nắng còn đỡ, những hôm trời mưa, đất lầy lội, chúng tôi phải lội dưới bùn mà trên vai vẫn gánh phân bón cho cây, khổ không chịu được”, chị Hạnh hãi hùng kể lại.

Cũng theo chị Hạnh, dù công việc cực nhọc, vất vả, nhưng chị và nhiều người không được trả bất kỳ một đồng lương nào. Những người chủ luôn tìm cách để từ chối việc trả lương cho người lao động. Chính vì vậy mà công việc của họ luôn phải thay đổi, đôi khi không có tiền để ăn, họ phải đi vay tiền.

Hàng chục lao động tại Lâm Thao khi sang Sip đều lâm vào tình cảnh tương tự. Họ đều không được bố trí công việc ổn định, không được trả lương khi đi làm việc, không được nghỉ ngơi mà phải làm đến 14 tiếng mỗi ngày với những công việc nặng nhọc. Khi không thể làm được, họ lại được chuyển đến một ông chủ ở một trang trại khác, công việc có đỡ hơn nhưng vẫn phải làm từ sáng đến tối mịt mới được về.

Hợp đồng không dấu, không chữ ký

Giấy nhận tiền viết tay của bà Trần Thị T.

Giấy nhận tiền viết tay của bà Trần Thị T.

 

Theo lời kể của những nạn nhân, sau khi nộp tiền, họ được một người có tên Trần Văn D đi cùng xuống Hà Nội để mua vé máy bay, làm thủ tục tại sân bay. Sau khi hoàn tất thủ tục, những lao động này lên máy bay vào TP Hồ Chí Minh và được một người phụ nữ tên H đón tại sân bay, sau đó đưa vào phòng trọ. Sau khoảng 1 tháng chờ đợi, những người lao động được đưa sang Sip. Khi đến nơi, họ được người con trai của bà T là Nguyễn Mạnh C và vợ là Hoàng Thị D đón rồi đưa đi gặp chủ lao động.

“Lúc chúng tôi đi qua sân bay nước bạn, không phải trình bất kỳ một loại giấy tờ nào, không bị kiểm tra hành lý, tự do đi qua cửa an ninh để nhập cảnh”, anh Nguyễn Văn Thuận cho biết.

Trước đó, khi tiếp xúc với các gia đình để đề nghị họ đóng tiền cho con cái đi XKLĐ, bà T đều hứa sẽ tìm công việc ổn định, thu nhập từ 14 đến 17 triệu đồng/tháng, được đóng bảo hiểm đầy đủ. Bà T khi trao đổi công việc với các nạn nhân đều đưa một tờ “hợp đồng”, nhưng không có số, con dấu không rõ ràng, không có chữ ký, chỉ có phần chữ ký của người lao động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Trần Thị T trước đây từng làm Chủ tịch xã. Vì sống cùng địa phương, lại có họ hàng với một số người, cộng thêm việc trước đây bà T từng làm Chủ tịch xã, nên nhiều người tin tưởng hoàn toàn vào những lời hứa của bà. Còn Trần Văn D, người trực tiếp đưa các lao động xuống sân bay Nội Bài là cháu (con của em trai) bà T. Các nạn nhân cho biết, người phụ nữ tên H đón họ tại TP Hồ Chí Minh chừng hơn 30 tuổi, quê ở Nghệ An.

 

28 người nộp 2,5 tỷ đồng để đi Sip

“Vụ việc này đúng là có xảy ra trên địa bàn xã. Những người lao động gia đình phần đa đều gặp khó khăn, hoàn cảnh rất éo le. Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với bà T để làm việc nhưng không thể liên lạc được... Số người nộp tiền cho bà T là 28 người, với tổng số tiền khoảng 2,5 tỷ đồng”.

Ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng công an xã Thạch Sơn

 

Dù bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nộp cho bà T nhưng do sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên những thỏa thuận giữa người đi XKLĐ và bà T chỉ là thỏa thuận bằng miệng, không có bất kỳ một văn bản nào có giá trị về mặt pháp lý. Chỉ có duy nhất một giấy biên nhận viết tay có chữ ký của bà T sau khi người đi XKLĐ đã đưa tiền.

Viết Thanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top