Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xuất khẩu lao động: Người đổi đời, kẻ mất ăn mất ngủ

Thứ tư, 09:44 11/03/2015 | Xã hội

GIadinhNet - Năm 2014, có hơn 105.000 người Việt đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Cùng với lực lượng lao động lớn đi trước đó, xuất khẩu lao động đã giúp hàng vạn gia đình thoát nghèo, làm giàu, giúp diện mạo nhiều vùng quê thay da đổi thịt. Nhưng lẫn trong niềm hân hoan vẫn còn những nỗi lo đến mất ăn mất ngủ của những người đang chờ “xuất ngoại”, và cả những người đã từng ngậm đắng nuốt cay khi đặt chân đến xứ người…

Anh Nguyễn Chiến Thắng đang chờ kết quả thi tiếng Nhật mà lòng xốn xang: “Mình nộp 40 triệu đồng học lớp tiếng Nhật, thi rồi, chờ kết quả. Không đạt thì mất tiền, đạt cũng lo bởi mới nghe thông tin, phía Nhật Bản sẽ thắt chặt lao động nước ngoài từ 2015, đặc biệt lao động theo dạng du học sinh”.

 

Công nhân Việt Nam lao động ở Arab Saudi. 	Ảnh: Q.T
Công nhân Việt Nam lao động ở Arab Saudi. Ảnh: Q.T

 

Ba năm xứ người công cốc!

Anh Nguyễn Chiến Thắng 32 tuổi, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ làm nghề trắc địa. Những năm 2013-2014, công ty nơi anh làm việc ở địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An gần với khu dân cư có nhiều gia đình phất lên nhờ “xuất ngoại”. Trong đó chủ yếu là đi Nhật dưới dạng du học. “Học tiếng, thi vào một trường nghề nào đó ở Nhật. Sang đó học, nhưng chủ yếu tranh thủ đi làm. Đi theo dạng này không bị giới hạn thời gian như xuất khẩu lao động thông thường”, anh Thắng nói về cái mô hình “làm giàu” mà mình “học” được từ bà con gần nơi làm việc này.

Anh Thắng cho biết, ngoài tiền vào trung tâm học tiếng Nhật, chi phí cho chuyến đi thành công phải hơn vài trăm triệu đồng nếu trót lọt. Cuối năm 2014, anh Thắng bỏ nghề trắc địa, vay mượn tiền nong để thực hiện giấc mơ “xuất ngoại” đổi đời.

Theo học hơn 3 tháng ở một trung tâm dạy tiếng trên đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), anh Thắng dần dần phát hiện ra nhiều khó khăn. “Mình mới 32 tuổi nhưng thuộc loại “già” trong lớp. Tiếng Nhật học rất khó. Lại nghe thông tin phía Nhật Bản thắt chặt kiểm soát lao động nước ngoài. Tiền đã đóng. Sang nước bạn, chỉ đi học một trường nghề nào đó, người ta không cho đi làm thì lấy tiền đâu đóng học phí? Giờ không đi thì mất một đống tiền. Số tiền đó vay mượn hoàn toàn. Đi cũng dở, ở không đành”.

Không giống như anh Thắng, anh Nguyễn Danh Nam (quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa mới hồi hương sau 3 năm lao động ở Đài Loan lại có cái ngán ngẩm khác. Anh Nam bảo: “Sai lầm!”. Ba năm trước, anh nộp 200 triệu đồng để được sang Đài Loan làm cho một công ty bánh kẹo. “3 năm lao động không biết thế giới bên ngoài, tăng ca liên tục. Lúc về, ngoài trả 200 triệu đồng nợ trước lúc đi, mình có được đúng 70 triệu đồng. Tính 3 năm tiền lãi suất vay thì coi như hòa. Về quê, bạn bè đứa thì công việc ổn định, đứa lập gia đình. Còn mình, chậm mất chừng ấy thời gian”, anh Nam than thở.

Mất tiền đi, về được là... may!

Dẫu sao, những trường hợp “hòa” như anh Nam được coi là may. Anh Hồ Sỹ Đồng (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa mới từ Arab Saudi trở về đúng dịp Tết Nguyên đán. Anh Đồng về hẳn mà không quay lại nước bạn nữa cho dù chưa hết thời gian hợp đồng. Trước đó, anh Đồng quyết định sang Arab Saudi lái máy trong thời hạn 2 năm. “Tôi thấy chi phí sang đấy rất rẻ, chỉ 40 triệu đồng. Khi ở Việt Nam, người tuyển dụng bảo rằng lương từ 13-15 triệu đồng/tháng. Nhưng không phải như vậy. Sang đến nơi thì ông chủ chỉ trả 7 triệu đồng/tháng. Chỗ tôi làm việc còn được trả 7 triệu đồng, một số bạn cùng đi làm công ty khác chỉ 5 triệu đồng/tháng. Bên này, thời tiết nóng khó chịu, điều kiện sống của công nhân thiếu thốn, trừ chi phí ăn ở hàng tháng còn lại chẳng là bao. Nhiều công nhân thậm chí còn “âm” tiền nên người nhà ở Việt Nam còn phải gửi tiền sang mới về quê được”. Anh Đồng kể, ở Arab Saudi, công nhân sống tập thể trong lán hoặc nhà cấp 4 cũ kỹ. Người Việt không hợp thức ăn của người bản xứ nên phải tự nấu riêng. Những công nhân lái máy như anh Đồng, giờ nghỉ trưa phải tranh thủ chui cống tránh nắng và chợp mắt. “Lúc ở quê thì háo hức lắm, khi sang đến nơi mới biết cảm giác xa nhà khó khăn như thế nào… Những lúc đó mới biết sai đường”, anh Đồng thở dài.

Anh Đồng cho biết thêm, cánh đàn ông còn chịu được cảnh ăn sương nằm đất, chỉ khổ cho phụ nữ xuất ngoại sang làm việc vặt. “Chúng tôi có nghe kể về trường hợp chị Nguyễn Thị L được đưa đi làm giúp việc tại nước này. Khi sang tới nơi, chị bị bán vào một nhà chứa. Do đã có tuổi và không biết “chiều” khách nên chị thường xuyên bị đánh đập dã man. Rất may, chị tình cờ gặp một cán bộ ngoại giao và được người này cứu khỏi nơi giam cầm”. Anh Đồng bảo những trường hợp như chị L không phải hiếm. Hơn 1 năm lao động ở Arab Saudi, anh Đồng bán sức đủ nuôi miệng, không thừa ra được đồng nào để gửi về cho bố mẹ bù vào tiền chi phí. Nhưng sau khi chứng kiến nhiều hoàn cảnh khác, anh cảm thấy mình còn may mắn.

Anh Lê Dũng (ở Kim Bảng, Hà Nam) cũng là một người từng đi XKLĐ. Anh Dũng đã nợ với món nợ 30 triệu đồng khi đặt cọc đi Hàn Quốc. Chờ mãi anh mới hay số tiền đặt cọc đó đã theo gã giám đốc công ty XKLĐ vào… tù. Ôm mộng xuất ngoại đổi đời, anh Dũng tiếp tục đóng tiền sang Libya để rồi bây giờ, khi đã trở về quê hương, anh vẫn rùng mình mỗi khi nhắc lại chuỗi ngày cơ cực ở nước người.

“Sang đến nơi, tôi làm bốc vác. Cuộc sống cơ cực. Có ngày làm việc đến 15 tiếng, không có ngày nghỉ. Chưa hôm nào được ăn trọn vẹn một bữa cơm ngon. Tưởng chịu khó mà có tiền cũng được, ai ngờ chiến sự nổ ra, sợ quá phải chạy loạn...”, anh Dũng kể.

 

Làm gì để tránh rủi ro?

- Thứ nhất, người lao động cần tìm hiểu kỹ về đơn vị tuyển dụng lao động; chỉ nên ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản phí sau khi bạn đã ký hợp đồng với công ty môi giới xuất khẩu lao động (thông thường công ty xuất khẩu lao động sẽ đưa cho bạn hợp đồng trước 5 ngày xuất cảnh).

- Thứ hai, trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần dành nhiều thời gian để đọc kỹ nhưng nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài (công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trợ, điều kiện sinh hoạt phí…). Bạn cũng nên so sánh với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Một điều lưu ý là bạn cũng nên giữ những bản sao hợp đồng mà bạn đã ký với công ty môi giới xuất khẩu lao đông (bạn cũng nên giữ biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp)

- Thứ ba, khi trả bất kỳ một khoản phí nào cho các công ty môi giới xuất khẩu lao động bạn cũng nên yêu cầu họ cung cấp biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp. Những thông tin trên biên lai, biên nhận phải phản ánh thật đầy đủ những khoản phí  mà bạn đã đóng cho công ty môi giới

- Thứ tư, khi bạn có tranh chấp với chủ sở hữu lao động bạn nên gọi điện thoại, gửi mail, fax cho những công ty môi giới xuất khẩu lao động để họ có thể can thiệp. Bạn cũng nên ghi chép lại những nội dung mà bạn đã trao đổi

- Thứ năm, bạn cần mang theo những thông tin liên lạc của đại diện công ty xuất khẩu lao động, đại sứ quán Việt Nam… để dùng khi giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.

Quang Thành

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top