Xung quanh đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm: Không hẳn cứ to là xấu
GiadinhNet - Thế nào là một bức tượng đẹp? Câu hỏi ấy không phải ai cũng có thể trả lời đầy đủ, chính xác nhưng trên thực tế, cứ mỗi lần có đề xuất dựng tượng cỡ lớn thể nào dư luận cũng dấy lên ý kiến phản đối đầu tiên. Tiếp tục câu chuyện về đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với giới chuyên môn xung quanh câu hỏi: Với Hồ Gươm, có phải những chi tiết nhỏ mới hợp, còn to sẽ mất mỹ quan?

Tượng rùa sẽ thu hút du khách “check – in”?
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, xu hướng dựng tượng “khổng lồ” đã xuất hiện từ khá lâu, trong đó, có thể kể tới những công trình tiêu biểu như: Tượng nữ thần Tự do (New York, Mỹ), tượng Chúa cứu thế (Brazil), tượng Thống nhất (Ấn Độ), tượng Phật bà Quan Âm (Hải Nam, Trung Quốc)… Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường khi vừa có đề xuất dựng tượng kích thước lớn đã vấp phải sự phản đối trên nhiều phương diện.
Chúng tôi đem câu hỏi này trao đổi với GS Võ Tòng Xuân, ông nhận định: “Không phải cứ dựng tượng to là xấu, là lãng phí mà vấn đề là dựng như thế nào. Chẳng hạn, ở Mỹ, nhờ bức tượng nữ thần Tự do mà lượt du khách ghé thăm, thưởng thức công trình này ngày một tăng theo cấp số nhân. Ai đến New York cũng bằng mọi cách “check-in” cùng hình ảnh bức tượng này. Với các quốc gia khác như Nga, Hà Lan và đặc biệt là Pháp thì tại các quảng trường lớn, không phải một bức tượng mà là cả quần thể tượng vô cùng cuốn hút. Nhìn nhận trên mọi phương diện, kinh phí dựng tượng không thấm vào đâu so với doanh thu mà ngành kinh doanh du lịch mang lại”.
GS Võ Tòng Xuân bày tỏ thêm, sức hút của những bức tượng khổng lồ nổi tiếng thế giới nằm ở sự hài hòa trong bố cục không gian, đường nét sắc sảo tinh tế và sáng tạo trong tính biểu tượng. “Ngoài chủ thể chính là nhân vật, linh vật được đúc tượng, hầu hết các công trình điêu khắc nổi tiếng thế giới đều chăm chút đến từng chi tiết nhỏ lẻ, bên lề để nếu soi chiếu bằng hệ thẩm mỹ, tất cả đều là tuyệt tác. Còn ở ta, đúc tượng cũng đã nhiều, tượng kích thước lớn không ít, nhưng để kể ra một bức tượng lớn nào mà tất cả mọi người đều phải gật đầu công nhận đẹp là khó”.
Từng đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới, chứng kiến lượng du khách lớn đổ về nơi có những bức tượng khổng lồ để chiêm ngưỡng, “check-in” nhưng trước câu hỏi: Nếu đề xuất thành hiện thực, tượng rùa vàng có “cửa” làm nên kì tích tương tự không? GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: “Đất nước Việt Nam còn rất nhiều mục tiêu thu hút khách du lịch, hoàn toàn không phải chỉ trông cậy vào những ví dụ này. Nếu chỉ vì nghe nói Thủ đô Hà Nội có tượng rùa nặng chục tấn mà bảo du khách sẵn sàng mua vé máy bay, đăng kí tour du lịch tới chụp ảnh thì hơi khó, có chăng số ấy cũng không nhiều, thậm chí không hứa hẹn tiềm năng khai thác du lịch. Người ta chỉ có thể tiện thể, kết hợp chiêm ngưỡng bức tượng cùng với các thắng cảnh khác mà thôi. Giả sử, có những du khách sẵn sàng bỏ thời gian, tiền bạc đến “check-in” tượng rùa thì tôi e đó không phải đối tượng doanh nhân, trí thức, giới nghiên cứu học thuật… mà là những người dân ở tỉnh lẻ xa xôi, học sinh hiếu kì…”.
Cần bảo tồn “rêu phong”?
Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội xung quanh đề xuất đặt tượng rùa tại Hồ Gươm, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường (hiện sống và làm việc tại Anh) phân tích: “Xét về mặt bố cục, quần thể Hồ Gươm thực tế rất hẹp, riêng phần hồ đã chiếm phần lớn diện tích, còn lại đủ cho hàng cây, lối đi, thảm cỏ… Vậy nên, mọi bức tượng lớn hơn tầm một người thật thì đều không phù hợp. Tượng (tượng đài) đặt ở ngoài trời đều phải đảm bảo hài hòa với không gian kiến trúc xung quanh nó. Ngoài ra, nghệ thuật tạo hình đặc biệt quan trọng đối với những bức tượng xen cấy vào khu vực có tính văn hóa lịch sử lâu đời. Ở các quốc gia khác, thông thường phải có những cuộc thi và tuyển chọn rất công phu, có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… sau đó mới đi đến quyết định có dựng tượng hay không”.
Khi được gợi ý chỉ ra một bức tượng kích thước lớn mà mình “ưng mắt”, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường bày tỏ: “Ở Hà Nội, một bức tượng mà tôi cho đặc biệt thành công đó là tượng Lê-Nin đối diện Cột cờ Hà Nội. Những người thực hiện đã tạo được độ mở cho không gian, tầm nhìn cho bức tượng. Về hình khối, đường nét, chi tiết tượng, hình ảnh lãnh tụ nước Nga đang cất bước, khuôn mặt biểu cảm có hồn, một tay cảm giác như muốn phanh áo comple giữa tiết trời Hà Nội gợi cảm hứng một tâm hồn “muôn trượng” cùng sự dễ chịu, thú vị, gợi mở trí tưởng tượng với người chiêm ngưỡng”.
Đề xuất về cách bảo tồn, phát triển quần thể không gian Hồ Gươm, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, nhu cầu của du khách bây giờ thực chất đã khác xưa. Người xưa, đôi khi chỉ cần vãn cảnh, nói vài ba câu chuyện phiếm thì nay là yêu cầu cao về dịch vụ kinh doanh du lịch, thưởng thức, tương tác văn hóa, lịch sử… Điều đó đặt ra câu hỏi: Hồ Gươm cần thêm yếu tố gì để thu hút du lịch? GS Võ Tòng Xuân nói: “Trước hết, những gì là cổ kính thì phải phục hồi cổ kính. Nhưng đó cũng mới là phần “xác”, còn phần “hồn” chính ở bản sắc, văn hóa người Hà Nội nói riêng và người Việt nói chung. Ví như, ai đến Cố đô Huế, ngoài thành quách rêu phong, người ta nhớ đến áo dài tím, guốc mộc, nón bài thơ… Vậy con người, đời sống xung quanh Hồ Gươm lưu lại gì trong lòng người? Đó là câu chuyện đáng bàn! Ở những quốc gia như Nhật Bản, chỉ một ngôi miếu nhỏ thôi cũng thu hút du khách nườm nượp bởi họ xây dựng cho nó cả một không gian văn hóa đi kèm qua những câu chuyện người già bản địa kể hằng ngày, những món ăn truyền thống, ngành tiểu thủ công nghiệp “ăn theo”... Trở lại câu chuyện Hồ Gươm, nếu không dựng tượng rùa, chúng ta hãy tạo nên một không gian văn hóa đi kèm. Chẳng hạn, mô phỏng truyền thuyết xưa, vẻ đẹp Hồ Gươm bằng tranh, trưng bày tại một không gian gần đền Ngọc Sơn để du khách thưởng thức, tiếp cận…”.
Về không gian Hồ Gươm, nhà giám tuyển Nguyễn Sơn Trường đưa ra quan điểm: “Chúng ta còn nhiều việc phải làm, nhưng cách làm đúng nhất cần thiên về khôi phục lại chứ không thiên về làm mới, từ những cái cây!”. Đồng quan điểm ấy, GS Võ Tòng Xuân chia sẻ, lần đầu tiên ở trong Nam ra thăm Hà Nội, ông đã ngược lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, sau đó về chiêm ngưỡng Hồ Gươm… nhưng điều khiến ông băn khoăn nhất là hình ảnh “mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” đang bị xả rác, tù đọng. GS Võ Tòng Xuân nói: “Lịch sử, truyền thuyết của đất nước ta hay như thế nhưng mỗi lần đặt chân đến các địa danh, hầu hết chúng ta đều hụt hẫng. Tôi lấy ví dụ, Gò Đống Đa trong lịch sử oai hùng nhưng giờ xung quanh hàng quán lấn lướt, lộn nhộn; Hồ Gươm có truyền thuyết rùa ngậm thanh gươm báu, trước một mặt nước trong veo phẳng lặng, trong tâm thức chúng ta có thể dấy lên câu chuyện của nghìn năm, nhưng mặt hồ còn lởn vởn rác, nước không sạch… thì bên cạnh có là rùa thật, lòng người cũng không dễ vấn vương”.
Thành Nam

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút
Đời sống - 1 giờ trướcCú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 17 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 17 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 18 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dụcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.