Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xưởng sản xuất gỗ dăm trái phép ở Thanh Hóa: Quả bóng trách nhiệm bị đùn đẩy thế nào?

Thứ hai, 11:59 11/04/2016 | Pháp luật

GiadinhNet- Tiếp tục điều tra về việc buông lỏng quản lý, có dấu hiệu bảo kê cho hoạt động sản xuất gỗ dăm trái phép tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy đã có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan quản lý địa phương và BQL khu kinh tế Nghi Sơn. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã có trao đổi với phóng viên.

Thừa nhận và đùn đẩy

Theo Quyết định Số:102/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa là xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện….

Nhưng do sự quản lý lỏng lẻo hay vì một lý do nào khác, tại khu kinh tế này đang tồn tại các cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép của Cty Sinh Lộc Phát và công ty đầu tư và phát triển Nghi Sơn công khai hoạt động. Thực tế này không thể không khiến dư luận ghi ngại về một “khoảng tối” trong công tác quản lý nhà nước tại đây. Vì sao các cơ sở sản xuất gỗ dăm không được cấp phép có thể tồn tại ngay trong khu kinh tế Nghi Sơn là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm.

Xưởng băm dăm của Cty Minh Long, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Xưởng băm dăm của Cty Minh Long, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Phóng viên báo chí đã tiếp tục làm việc với ông Lê Thanh Hà - Phó Trưởng BQL khu kinh tế Nghi Sơn. Tại buổi làm việc đại diện BQL khu kinh tế này thừa nhận là tại khu kinh tế chỉ có 3 doanh nghiệp được cấp phép là Cty Innovgreen, Cty TNHH Thanh Hòa, Cty TNHH Thanh Thành Đạt. “Ngoài ra trên địa bàn còn có 5 cơ sở thuê đất để mở xưởng gỗ dăm. Việc này, chính quyền xã biết, huyện biết. Ban quản lý KKT Nghi Sơn cũng biết”- đại diện BQL khu kinh tế này thừa nhận.

Đại diện BQL khu kinh tế Nghi Sơn cũng thừa nhận việc báo chí đưa thông tin trong cảng nước sâu của khu kinh tế có 2 xưởng gỗ dăm không phép là hoàn toàn đúng. “Trong cảng mà tập kết gỗ dăm là sai. Quan điểm của BQL là yêu cầu xã, huyện phải xử lý dẹp bỏ các xưởng này. Vì, thứ nhất các cơ sở này không làm đúng quy hoạch. Thứ hai là sản xuất không có giấy phép, vi phạm quy hoạch, vi phạm quy định của Nhà nước”- BQL khu kinh tế Nghi Sơn cho biết.

Ông Lê Thanh Hà- Phó trưởng BQL khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: TG)
Ông Lê Thanh Hà- Phó trưởng BQL khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: TG)

Ông Nguyễn Văn Thi- Trưởng BQL khu kinh tế Nghi Sơn cho rằng đã lập đoàn kiểm tra cơ sở gỗ dăm không phép và có kết quả . Cụ thể ở khu kinh tế Nghi Sơn có 3 nhà máy chế biến gỗ được Nhà nước cấp phép và 5 cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép đang hoạt động là Cty TNHH đầu tư Nghi Sơn (xã Nghi Sơn), Cty Cổ phần Sinh Lộc Phát (xã Nghi Sơn), Cty TNHH Thành Tiến (xã Hải Thượng), Cty TNHH Minh Long, Cty TNHH Việt Trung (đều ở xã Trường Lâm). Tuy nhiên theo vị Trưởng ban quản lý này thì “BQL chỉ có chức năng phát hiện, còn chức năng xử lý phải là các cấp chính quyền.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngay khi các cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép này mọc lên thì BQL có biết và có phương án xử lý không? BQL khu kinh tế nghi Sơn đã đẩy quả bóng trách nhiệm khi cho rằng chỉ có chức năng phát hiện và báo cho huyện biết các trường hợp vi phạm để huyện xử lý, việc xử lý vi phạm hành chính là của huyện, BQL không có chức năng này. BQL chỉ có chức năng thẩm định năng lực và cấp phép cho doanh nghiệp đúng theo quy hoạch.

“Các cơ sở gỗ dăm tự phát, khi đến địa phương dựng xưởng phải làm việc với xã. Và theo quản lý ngành dọc thì xã phải báo cáo với huyện. Còn BQL không thể biết những việc này. BQL chỉ có trách nhiệm gửi huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư để xử lý các trường hợp vi phạm. Có vấn đề đặt ra là huyện cũng chậm chạp trong việc xử lý các cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép. Nếu nói về bảo kê thì phải hỏi xã, huyện. BQL không thể bảo kê doanh nghiệp nào được. Nếu BQL bảo kê, xã chỉ cần gửi văn bản là Chủ tịch tỉnh cách chức luôn. BQL có giám sát trực tiếp các cơ sở đó đâu mà bảo kê. Bảo kê là phải thằng ở sở tại và thằng chính quyền” – ông Lê Thanh Hà- Phó Trưởng BQL khu kinh tế Nghi Sơn nói.

Tuy nhiên, trước đó khi được hỏi về kiểm tra, xử lý các cơ sở băm dăm không được cấp phép, ông Nguyễn Tiến Dũng- Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia từ chối và đùn đẩy trách nhiệm khi cho rằng: “Cái đó đi mà hỏi Ban quản lý khu Kinh tế, huyện chỉ lo cho đời sống nhân dân”.

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa sẽ làm rõ trách nhiệm

Liên quan đến vấn đề ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm khi để xẩy ra tình trạng các xưởng sản xuất, chế biến gỗ dăm trái phép mọc tràn lan trên địa bàn, trao đổi với phóng viên Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Đình Xứng- Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết là tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra về việc này và đang cho kiểm tra. Về vấn đề trách nhiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định rõ là đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bàn phải chịu trách nhiệm về việc này và UBND tỉnh sẽ làm rõ.

Xưởng băm dăm Bình Minh tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: TG)
Xưởng băm dăm Bình Minh tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: TG)

Trước đó, đầu tháng 1/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 797 yêu cầu Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở TNMT, Sở NN&PTNT, Cục thuế, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh, căn cứ quy định của pháp luật, giấy phép đầu tư, thủ tục đất đai, môi trường, nội dung dự án đầu tư, xử lý nghiêm các cơ sở có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Làm việc với phóng viên về việc “loạn” cơ sở băm dăm trái phép, BQL khu kinh tế Nghi Sơn cũng thừa nhận là tình trạng các cơ sở sản xuất gỗ dăm trái phép thu mua nguyên liệu trôi nổi, tranh chấp nâng giá để tranh mua tranh bán gây lũng loạn thị trường. Chính quyền hoàn toàn có thể xử lý, đơn giản nhất là cắt điện, nước thì các cơ sở băm dăm không phép không thể sản xuất, phải đóng cửa.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thì đến nay động thái nhỏ này đã không được đơn vị quản lý cơ sở của tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Và vì vậy mà các xưởng băm dăm trái phép vẫn nghiễm nhiên tồn tại.

Hà Châu/Báo Gia đình & Xã hội

Thiều Khang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 8 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Pháp luật - 14 giờ trước

Sau khi bị lừa bán ra nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực tế là lập các tài khoản ảo lừa đảo qua mạng, 5 người vừa được lực lượng chức năng giải cứu.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 18 giờ trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 19 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

Pháp luật - 20 giờ trước

Khi khách có nhu cầu mua dâm, Thùy sẽ liên hệ với gái bán dâm đến để thỏa thuận. Sau đó, "tú bà" này sẽ được chia hoa hồng.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Top