3 mẹo chọn nấm đông cô tươi ngon
Liệu có phải nấm đông cô càng to sẽ càng ngon?
Nấm đông cô là một loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, nấm đông cô còn chế biến được nhiều món ăn thơm ngon.
Phần lớn mọi người thường mua nấm đông cô khô để sử dụng được lâu dài, hạn chế bị ôi hỏng. Nhưng hương vị của nấm đông cô tươi cũng mang lại sự khác biệt nhất định cho món ăn. Vậy bạn đã biết cách chọn nấm đông cô tươi ngon chưa? Hãy lưu lại 3 mẹo sau đây nhé.
Đừng chỉ nhìn kích thước, hãy nhìn vào mũ nấm
Nấm đông cô và nấm hương có gì khác nhau? Đây là câu hỏi khá phổ biến khiến nhiều người bối rối. Trên thực tế, nấm hương và nấm đông cô là cùng một loại nấm. Do mùi thơm đặc trưng mà dân gian quen gọi là nấm hương. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào vùng miền, thổ nhưỡng hoặc cách nuôi trồng mà nấm đông cô có màu sắc, hình thái, hoa văn mũ nấm, mùi vị lẫn độ dai khác nhau.
Bạn có thể gặp trên thị trường loại nấm hương thường có phần thịt nấm mỏng, tai và thân nấm tựa như chiếc ô. Phần lớn chúng đều ở trạng thái phơi khô. Còn ở trạng thái tươi, nấm đông cô khi mua bạn cần quan sát kỹ phần mũ nấm.
Nấm đông cô tươi có phần mũ nở căng. Nếu bạn thấy phần mũ có nhiều nếp nhăn, thâm đen là nấm đã thu hoạch lâu và đã có dấu hiệu khô héo. Hương vị của chúng lúc này không còn tuyệt hảo như ban đầu nữa. Chú ý hơn nữa, nấm tươi mới hái sẽ có lớp tơ phủ cực mỏng trên chóp nấm. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt gặp. Đương nhiên loại nấm này hương vị lẫn dinh dưỡng của chúng đều tốt.
Ngửi để kiểm tra mùi hương của nấm
Mẹo thứ hai bạn có thể dễ dàng thực hiện đó là ngửi mùi của nấm đông cô. Thường khi nấm đông cô được bày bán sẽ được hút chân không, để tránh tiếp xúc nhiều với không khí.
Tuy nhiên, bạn cũng sẽ bắt gặp những túi nấm đông cô tươi, không được bảo quản đúng cách. Nếu để lâu sẽ có mùi nồng. Nếu nấm tươi, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm tự nhiên toả ra xen nhẹ mùi gỗ mục.
Ngoài ra, để kéo dài thời gian bảo quản, một số loại nấm cũng được tẩm ướp hoá chất nhằm tăng độ tươi, để được lâu. Nấm như vậy ăn không ngon, nên tránh mua. Chưa kể, nấm đông cô tích nước khá tốt nên độ ẩm nhiều. Nấm đông cô tươi cầm lên tay cũng sẽ có độ nặng nhất định. Nếu nấm để lâu sẽ nhẹ bẫng, vì độ ẩm đã mất dần. Những cây nấm như vậy nấu lên hương vị không được như ý.
Quan sát màu sắc của nấm
Màu sắc của nấm đông cô cũng dễ nhận biết. Nấm đông cô tươi chủ yếu có màu nâu be cực nhạt. Trên bề mặt chúng còn có màng mỏng trắng. Những cây như vậy vừa tươi ngon vừa giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao.
Nếu mua nấm đông cô tươi, bạn thấy phần mũ đã chuyển đen nâu thì hãy cẩn thận vì có thể chúng đã để lâu rồi, ăn vào không tốt cho sức khoẻ. Cho nên, loại nấm như vậy, dù có rẻ cũng không nên mua.
Hướng dẫn sơ chế nấm đông cô tươi đúng cách
Nấm đông cô khô sơ chế dễ dàng hơn, chỉ việc cho vào nước ấm có pha bột mì hoặc bột năng để nấm ngậm nước. Còn với nấm đông cô tươi, có lẽ cần cẩn trọng hơn để không làm hao hụt lượng dinh dưỡng mà nấm đang nắm giữ.
Với nấm đông cô tươi, bạn không cần ngâm với nước ấm. Khi mua nấm về, sơ chế nấm trước khi nấu cũng rất quan trọng. Bạn cắt bỏ phần gốc nấm, gõ nhẹ lên phần núm nấm để loại bỏ tạp chất. Sau đó, rửa nấm với nước lạnh, để ráo. Không ngâm nấm trong nước.
Khi chế biến nấm, trừ việc ninh nước dùng cho nấm vào sớm, để đảm bảo độ giòn ngon, nấm nên được cho vào khi các nguyên liệu khác đều gần chín.
Nấm đông cô tươi cũng như các loại nấm khác, chế biến xong nên ăn luôn trong ngày, tránh để qua đêm kẻo biến chất gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nhớ cơm trắng muối vừng
Ăn - 55 phút trướcTôi nhớ những ngày mưa cuối thu rả rích, không đi làm vườn được, bà nội sẽ lấy lạc và vừng, tranh thủ giã một lọ muối vừng.
Trắc nghiệm: Món ăn vặt bạn chọn khi xem phim hé lộ phần tính cách bạn thường giấu kín
Ẩm thực 360 - 2 giờ trướcGĐXH - Món ăn vặt bạn chọn khi xem phim hé lộ phần tính cách bạn thường giấu kín, không thể hiện trước đám đông, và gần như không ai có thể nhìn thấu.
Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024: Đến Ngoại giao đoàn thưởng thức các món ăn công phu của nhiều nước trên thế giới
Ẩm thực 360 - 3 giờ trướcGĐXH - Người tham gia sẽ được thưởng thức các ăn nổi tiếng thế giới do các đầu bếp "5 sao" thực hiện. Phía Việt Nam sẽ giới thiệu phở, nem và nhiều đặc sản ẩm thực vùng miền khác.
Miếng pizza bạn thích bộc lộ 'sự thật thú vị'
Ẩm thực 360 - 19 giờ trướcGĐXH - Miếng pizza bạn thích bộc lộ vấn đề đang khiến bạn stress và khó chịu gần đây.
Cô bé 11 tuổi nấu ăn cho cả gia đình khiến hội chị em 'muối mặt' với tài năng này
Ăn - 20 giờ trướcVới tài năng nấu nướng của mình bé gái 11 tuổi không chỉ khiến dân tình ngỡ ngàng mà còn thi nhau bào “xin vía”.
Cách làm cơm rang coca vừa lạ vừa ngon
Ăn - 1 ngày trướcCơm rang coca có lẽ là cái tên lạ tai với nhiều người nhưng ít ai từng ăn thử lại chê không ngon; cả nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.
Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Loại trứng này tuy nhỏ hơn trứng gà, giá chưa tới 1000 đồng/quả nhưng rất bổ dưỡng. Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp…
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
Ăn - 1 ngày trướcTrong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.
Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm khiến cộng đồng mạng tranh cãi
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Cách làm của cô nhận được nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
ĂnGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.