Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 sự thật về việc ngâm rau bằng nước muối: Không chỉ có hại, nếu lạm dụng còn nguy hiểm

Thứ ba, 09:03 20/11/2018 | Sống khỏe

Ngâm rửa rau với nước muối pha loãng không phải là cách giúp rau sạch và an toàn hơn. Nó sẽ trở thành nguy hiểm nếu như lạm dụng quá mức.

Rửa rau bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và trứng giun?

Từ trước đến nay người Việt Nam vẫn luôn tin rằng dùng muối pha loãng rửa rau có thể loại bỏ trứng giun sán, độc tố hóa học. Tuy nhiên, nước muối loãng không có khả năng như mọi người đang lầm tưởng. Việc làm dụng dùng nước muối pha loãng quá nhiều thậm chí có thể gây hại cho cơ thể.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN (ĐH QGHN) trước đây chúng ta luôn tin rằng nước muối pha loãng có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn. Tuy nhiên, sau này các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nước muối không thể tiêu diệt được vi khuẩn, trứng giun, sán.

"Việc Ngâm rau quả vào nước muối để loại diệt trứng giun, sán chỉ là kinh nghiệm dân gian chưa có cơ sở khoa học. Nước muối 0.9% chỉ nên dùng để vệ sinh mắt mũi, còn lại bản thân nước muối không có tác dụng gì", PGS. Côn nói.

Đồng quan điểm với PGS.TS Côn, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam trong môi trường nước muối các loại vi khuẩn, ký sinh trùng không phát triển được, bản thân nước muối không có tác dụng để diệt khuẩn.

Có nghĩa là trong môi trường nước muối sinh lý các loại vi khuẩn bị ức chế phát triển. Tuy nhiên, khi vớt rau ra ra khỏi môi trường nước muối vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi trở lại.

"Để tránh nhiễm ký sinh trùng điều quan trọng là phải chọn nguồn rau an toàn có nguồn gốc xuất xứ. Chỉ ăn rau khi đã chế biến rau chín, hạn chế ăn Rau sống ", TS. Từ Ngữ nói.

Nước muối có thể loại bỏ được độc tố hóa học?

PGS.TS Côn khẳng định nước muối không có tác dụng loại bỏ chất bảo vệ thực vật cho rau, củ, quả. Chúng ta cần phải hiểu thuốc bảo vệ thực vật nếu phân theo gốc hóa học có nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ… Vì vậy độc tính của mỗi loại cũng rất khác nhau.


Rửa rau bằng nước lã là cách tốt nhất để loại bỏ độc tố cho rau.

Rửa rau bằng nước lã là cách tốt nhất để loại bỏ độc tố cho rau.

Các chất hữu cơ này cần phải có thời gian nhất định để hết đi các độc tố. Tùy từng loại thuốc khác nhau mà nhà sản xuất sẽ quy định thời gian an toàn thu hoạch sau phun là bao nhiêu ngày. Trung bình thời gian thu hoạch an toàn sau phun thuốc là từ 15-20 ngày.

"Nước muối pha loãng có công thức hóa học NaCl nó khó có thể hòa tan được nhóm chất hữu cơ (thuốc bảo vệ thực vật) có trong rau của quả.

Đối với các chất hóa học nói chung ngâm nước lã sẽ hòa tan tốt hơn là ngâm với nước có muối. Khi rửa rau nhiều lần dưới vòi nước một số chất hữu cơ có thể sẽ bị rửa trôi", PGS.TS Côn cho biết.

Rau nhiễm mặn gây gánh nặng cho tim, thận

Theo các chuyên gia nước muối không cá tác dụng loại bỏ độc tố và diệt trứng giun, sán cho rau. Việc lạm dụng nước muối khi ngâm rau có thể gây ra tác hại xấu cho sức khỏe.

TS. Từ Ngữ cho hay: "Không nên lạm dụng ngâm rau, củ, quả trong nước muối. Nếu ngâm nước muối với nồng đồ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt Nam".

Ăn rau, củ, quả bị nhiễm mạn sẽ tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Cách rửa rau tốt nhất ngâm rửa rau với nước lã nhiều lần. Rau nhặt bỏ gốc, lá vàng sau đó rửa nguyên cây mới sơ chế. Khi rửa rau không nên vò nát sẽ làm cho các vitamin phôi ra trong nước.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 18 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Top