4 nhóm thực phẩm "đại kỵ" với sầu riêng, tránh ăn cùng nhau để phòng ngộ độc
GiadinhNet - Các chất dinh dưỡng trong sầu riêng khá cao nên khi ăn sầu riêng cần tránh kết hợp với một số thực phẩm để phòng tránh rủi ro không đáng có.
Bước vào vụ thu hoạch sầu riêng, do ảnh hưởng của COVID-19 nên nhiều nơi sầu riêng rụng đầy gốc nhưng do bị hạn chế giao thương khiến giá sầu riêng ở một số tỉnh Tây Nguyên liên tục xuống thấp. Đây là thời điểm thích hợp cho những ai yêu thích món ăn đặc biệt này bởi không phải lo quá nhiều về sầu riêng bị ngâm tẩm hóa chất.

Ảnh minh họa
Từ lâu, sầu riêng được coi là "vua" của các loại trái cây. Nó không chỉ dừng lại ở giá trị về thực phẩm mà còn đem lại nhiều giá trị cho sức khỏe, thường được dùng để bồi bổ cơ thể và chữa bệnh.
Tuy nhiên, do sầu riêng có chứa nhiều hàm lượng calo, protein, đường,… cùng các khoáng chất khác có thể gây nóng cho cơ thể. Nên nhiều người sau khi ăn sầu riêng trên mặt nổi một số loại mụn nóng, tăng cân, khó tiêu hóa… khiến cơ thể luôn cảm thấy khó chịu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng trong sầu riêng khá cao nên người dùng không nên ăn quá nhiều. Với những người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn liều lượng vừa phải, cụ thể như cách từ 1 đến 2 tuần ăn 1 lần, mỗi lần ăn từ 1 đến 2 múi sầu riêng là đủ.
Phương pháp ăn tốt cho sức khỏe là có thể cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông, đợi đến khi sầu riêng mềm thì ăn. Để hạn chế bớt tính nóng của sầu riêng, bạn nên kết hợp thêm các loại trái cây thanh mát như: măng cụt, dứa, thanh long,…
Tuy nhiên, khi ăn sầu riêng cần tránh những thực phẩm "đại kỵ" này:

Ảnh minh họa
Không ăn cùng một số loại thịt
Sầu riêng là loại trái cây chứa rất nhiều đường, kali, chất béo, glycemic, trong khi đó các loại thịt như thịt bò, cừu, chó và hải sản… đều là nguồn bổ sung protein và chất béo dồi dào. Vì vậy không nên ăn sầu riêng cùng với nhóm thực phẩm trên, đề phòng cholesterol trong cơ thể tăng cao đột ngột có thể khiến mạch máu không tải nổi.
Không ăn cùng các thực phẩm cay nóng
Nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên nhớ rằng, tránh sử dụng chung sầu riêng với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của nó, lại kết hợp với tính nóng của sầu riêng, gây ra tình trạng nóng bứt rứt khó chịu trong người.
Không ăn khi uống rượu
Theo lời một nhà khoa học cho rằng, sầu riêng làm cho con người ta có một cảm giác như "sắp chết" nếu ăn xong rồi sau đó một lúc lại uống một loại chất có cồn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bình thường nếu ăn 2 món này cùng nhau sẽ sinh nhiệt không tốt cho cơ thể. Còn đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp nếu ăn cùng một lúc sẽ dẫn đến nhức đầu, tim đập nhanh, nghiêm trọng hơn sẽ gây xuất huyết và đột quỵ cao.
Không ăn khi uống cà phê
Sầu riêng rất kỵ cà phê do trong sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur kết hợp với cafein trong cà phê gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, nguyên nhân dẫn đến 70% chất oxy hoá trong tế bào không được chuyển hoá và từ đó gây độc cho cơ thể.
3 lưu ý khi chọn sầu riêng ngon và không bị chín ép

Ảnh minh họa
- Theo kinh nghiệm của nhà vườn thì nên chọn sầu riêng quả phân múi đều (các đường khứa dài, to gần như nhau), không chọn quả vẹo mà chọn quả có "eo bánh mỳ".
- Nếu gõ vào quả sầu riêng phát ra tiếng bụp bụp, bịch bịch… thì đảm bảo là trái ngon. Còn nếu gõ mà thấy coong coong, boong boong tiếng nghe chát cứng thì không nên mua trái đó.
- Nên chọn quả cuống xanh cứng, ngửi có mùi thơm ngọt đậm đà kéo dài, màu đặc trưng. Gai phải nở to đều, ít nhọn, cứng chắc. Bóp 2 gai gần nhau lại với nhau, nếu quả nào già thì gai cứng. Quả non, gai sẽ mềm.
M.H (th)

Điều gì xảy ra nếu bạn uống trà sữa trân châu mỗi ngày?
Sống khỏe - 5 phút trước'Thức uống quốc dân' trà sữa trân châu giúp cấp nước, bổ sung năng lượng cho bạn nhưng cũng tăng nguy cơ mắc tiểu đường, hại tim.

Ăn bánh ngọt tại công sở có hại ngang hút thuốc lá thụ động
Sống khỏe - 56 phút trướcĐây là nhận định của người đứng đầu Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh.

Loại thực phẩm 'gây tổn thọ' mà chuyên gia không dám ăn, giới trẻ lại ưa chuộng
Sống khỏe - 1 giờ trướcBác sĩ Li Guolie không bao giờ đụng vào đồ chứa nhiều đường bởi theo ông nó còn gây hại hơn cả thuốc lá.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn mì ăn liền?
Sống khỏe - 2 giờ trướcMì ăn liền ngon miệng, no lâu nhưng tiềm ẩn các rủi ro về sức khỏe khi được chiên ngập dầu, có các chất phụ gia để bảo quản được lâu.

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận cực hiệu quả
Sống khỏe - 4 giờ trướcChế độ ăn hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về thận, đặc biệt nếu bổ sung thêm loại thực phẩm này.

Uống hơn 4g trà mỗi ngày có làm tăng nguy cơ ung thư?
Sống khỏe - 4 giờ trướcUống trà tốt cho cơ thể nhưng nếu uống 6-7 cốc mỗi ngày, bạn sẽ phải đương đầu với nhiều rủi ro sức khỏe.

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo gan của bạn đang "kêu cứu", 4 nhóm người này cần cảnh giác
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ làm gan quá tải và gây ra những tổn thương tiềm ẩn, từ đó làm suy yếu quá trình tiêu hóa...

Đi tất khi ngủ có tốt cho sức khỏe?
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐi tất khi ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng có một thói quen xấu khiến đi tất phản tác dụng.

Sau Tết mà vẫn làm 5 việc này thì bạn sẽ khó giảm cân
Sống khỏe - 6 giờ trướcNhững thói quen xấu này sẽ cản trở quá trình giảm cân của bạn.

Mắc bệnh tim, hẹp khí quản bẩm sinh, bé gái 14 tháng tuổi được cứu sống
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Trải qua 5 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công, mang lại sự sống cho bé gái 14 tháng tuổi bị mắc hẹp khí quản bẩm sinh.

4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng việc tập thể dục, cơ thể cần nghỉ ngơi kẻo thêm bệnh
Sống khỏeTập thể dục thường xuyên là thói quen tốt, nhưng khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì hãy nghỉ ngơi vì bạn đang bị quá mệt.