5 dấu hiệu điển hình cảnh báo khối u ung thư đại trực tràng đang phát triển "thần tốc"
Có thể bạn đã đọc qua những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đại trực tràng, nhưng 5 dấu hiệu điển hình ở đây là lời cảnh báo mạnh mẽ tới bạn khi bệnh đã tiến triển. Hãy tham khảo sớm.
Ung thư không còn là căn bệnh xa lạ vì tính chất nguy hiểm và đáng sợ của nó. Ngày nay, càng ngày càng nhiều căn bệnh nguy hiểm tấn công con người, ung thư được xem là "hung thần" vì không loại trừ bất kỳ ai.
Cùng với sự thay đổi lớn về lối sống, số lượng các bữa ăn ở bên ngoài càng ngày càng nhiều, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng quá nhiều đồ ăn sẵn đã khiến cho các bệnh về đường ruột tăng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước.
Đặc biệt, theo các thông kê lâm sàng, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đã tăng lên ở mức đáng ngại. Điều thậm chí còn đáng sợ hơn nữa là nhiều người không biết về ung thư ở giai đoạn sớm, không quan tâm đủ đến các triệu chứng bệnh ban đầu, cho đến khi khối u phát triển đến giai đoạn giữa và cuối thì tình hình đã không thể đảo ngược, khó điều trị can thiệp thành công.
Vì vậy, một trong những việc rất quan trọng để chăm sóc sức khỏe bản thân chính là học cách đánh giá các triệu chứng sớm của ung thư đại trực tràng. Khi nào thì nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

5 triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng đang phát triển
Ung thư là căn bệnh phòng quan trọng hơn chữa, việc phát hiện càng sớm sẽ làm tăng cơ hội điều trị và tỉ lệ sống cho bệnh nhân, giảm chi phí điều trị, giảm sự đau đớn và tăng cơ hội điều trị khỏi. Người có từ 1 đến 5 dấu hiệu sau đây, cần phải nhanh chóng đi khám.
1. Chảy máu trong khi đi vệ sinh
Các triệu chứng sớm của ung thư đại trực tràng xuất hiện đầu tiên là bạn nhìn thấy máu đỏ tươi chảy tạm thời khi đi vệ sinh, nếu không điều trị kịp thời, máu đại tràng tiếp tục chảy và thay đổi màu sắc, trở nên đỏ sẫm và có sự kết dính lẫn trong phân.

2, Thói quen đi ngoài thay đổi đáng kể, rõ ràng
Khi bệnh đại tràng phát triển nặng hơn, thói quen đi ngoài (đại tiện) có sự thay đổi càng ngày càng rõ hơn, hình thức khuôn phân khác thường. Nếu phân của người bình thường sẽ đóng khuôn tròn dài hình trụ, thì khuôn phân của người bệnh đại tràng sẽ có dấu hiệu mỏng, nhỏ hơn kích thước đường ruột, xuất hiện nhiều dịch nhầy dính lẫn trong phân.
3, Đau lan sang các bộ phận khác ngoài đại tràng
Khi bệnh nhân ung thư đại trực tràng để bệnh tiến triển nặng hơn đến giai đoạn sau, nó sẽ gây ra các mức độ tổn thương khác nhau trong các cơ quan xung quanh trực tràng và đại tràng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau lan sang các vùng khác ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

4, Đau xuất hiện kèm theo các triệu chứng toàn thân
Ung thư đại trực tràng làm cho khối u liên quan bám dính vào thành ruột, làm cho kích thước đường ruột trở nên bị hẹp lại. Càng về sau, đường ruột bị khối u xâm lấn sẽ trở nên hẹp hơn và có thể gây tắc ruột.
Bên cạnh đó, bệnh không chỉ xuất hiện đau ở đại tràng, mà nó sẽ đi kèm với sự xuất hiện ung thư đại trực tràng với một số triệu chứng toàn thân ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau như: Cảm thấy thiếu máu cục bộ, yếu, yếu đuối, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, có thể dẫn đến giảm sự thèm ăn, làm giảm cảm giác ngon miệng, khó tiêu và các triệu chứng khác.
5, Đau bụng và cảm giác khó chịu tăng lên
Người có bệnh ung thư đại trực tràng sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đáng kể ở bụng. Đau bụng được biểu hiện bằng các triệu chứng khó chịu ở vùng dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng và khó chịu ở toàn bộ vùng bụng, phổ biến là mệt mỏi phờ phạc và đau bụng từng cơn.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên, hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, việc khám kiểm tra tại các bệnh viện và tiến hành điều trị sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đau, nếu phát hiện có bệnh thì can thiệp y tế kịp thời.
Để phòng bệnh hiệu quả, hãy tránh ăn chất béo cao, protein, thực phẩm chất xơ thấp, học các kiến thức phòng bệnh và điều trị bệnh khi chưa có bệnh, chưa có triệu chứng. Nghĩa là khi khỏe mạnh, đã phải quan tâm chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận nhất.
Theo Trí thức trẻ

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 15 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.