5 điều bạn cần biết trước khi tiêm phòng cúm
Trước khi làm tiêm phòng cúm, có thể bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề để hiểu hơn về biện pháp ngừa bệnh này.
Hàng năm, cứ vào mùa cúm lại có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường, và ở đất nước chúng ta cũng không hề kém cạnh. Vào mùa cúm cao điểm, việc tiêm phòng vắc xin cúm lại được quan tâm nhiều hơn.

Theo Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), việc tiêm chủng ngừa cúm hằng năm sẽ trang bị cho bạn sự bảo vệ tối ưu chống lại căn bệnh này. Và bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề trước khi tham gia tiêm phòng cúm cho bản thân và gia đình.
1. Tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm
CDC ước tính rằng việc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa là mỗi người chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, virus của mùa đông năm trước có thể phát triển đột biến gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.
2. 1 mũi tiêm không thể chống lại tất cả các loại virus
Có nhiều hơn một loại virus cúm, và tiêm phòng cúm không bảo vệ được tất cả chúng. Mặc dù vắc xin dùng trong mùa cúm năm 2016 – 2017 đã có hiệu quả tổng thể là 42%, nhưng tiêm chích chỉ hiệu quả 34% so với chủng H3N2.
"Nếu virus H3N2 thống trị mùa cúm ở Mỹ một lần nữa trong năm nay, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm xuống mức trung bình và thấp. Các loại cúm khác, như H2N1 và cúm B, có thể sẽ được loại bỏ bởi vắc xin. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virut H3N2 gây ra", Scott Hensley, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, giải thích.
3. Sau tiêm phòng, bạn có thể gặp một vài triệu chứng như bệnh cúm
Nếu bạn gặp các triệu chứng giống như cúm như ho, sốt nhẹ và đau khắp người... sau khi tiêm chủng, hãy yên tâm rằng đó không phải là bệnh cúm. Nhưng nếu bạn vẫn quan tâm đến chúng, hãy kiểm tra kỹ hơn với bắc sĩ của bạn.

4. Việc tiêm chủng phải được thực hiện hằng năm
Kể từ khi virus cúm có sự biến đổi liên tục hằng năm, các nhà khoa học đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các loại vắc xin mới mỗi năm. Vì vậy, loại vắc xin mà được dùng năm ngoái có thể không bảo vệ tốt cơ thể bạn chống lại các virut cúm đang lưu hành trong năm nay. CDC cũng tuyên bố: "Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian, do đó cần phải tiêm vắc xin mới hằng năm để có được sự phòng ngừa tốt nhất".
5. Bạn có thể bị lây bệnh cúm mà không hề có biểu hiện gì
Khoảng 20-30% người bị nhiễm cúm không biểu hiện triệu chứng trong suốt hai ngày đầu sau khi bị cúm, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho những người xung quanh họ. Do vậy, việc tiêm chủng để ngăn ngừa chúng là rất cần thiết.

Những biện pháp nên làm để phòng ngừa cúm:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
- Vào thời điểm giao mùa, trời trở lạnh, không khí hanh khô khiến cho lớp màng nhầy trong mũi bị khô và khó hoàn thành được nhiệm vụ ngăn cản những bụi bặm, vi khuẩn lọt vào khí quản của con người. Khi đó, nên sử dụng thuốc xịt mũi để mang lại độ ẩm cần thiết bên trong mũi.
Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi là một trong những loại thuốc được mua phổ biến nhất tại hiệu thuốc. Nhưng dùng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi sao cho đúng thì nhiều người hẳn chưa biết cách.
Với trẻ nhỏ hay người lớn, trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi phải rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Động tác này sẽ giúp loại sạch bụi bẩn và dịch trong khoang mũi giúp thuốc điều trị ngấm sâu và phát huy tối đa tác dụng.
Coldi-B điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng, sổ mũi mùa, cảm cúm thiết kế dạng xịt vừa tiện sử dụng lại có tác dụng nhanh.
Theo Afamily/Helino

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 58 phút trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.