6 lợi ích vàng nếu ăn mỡ lợn đúng cách, điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn kiêng mỡ lợn?
GĐXH - Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A. Việc thiếu hụt vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương, gây rối loạn nội tiết, suy nhược cơ thể...
Mỡ lợn hay còn được gọi là mỡ heo, từ lâu đã được xem là một phụ gia kỳ diệu, hài hòa với mọi món ăn và mang hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất mỡ lợn lành, nếu được sử dụng đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe, bao gồm sức khỏe tim mạch. Việc bỏ hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn là không nên.

Ảnh minh họa
Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, 50% chất béo không bão hòa đơn và 10% chất béo không bão hòa đa. Trong đó, chất béo không bão hòa đơn và đa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hầu hết chất béo không bão hòa đơn trong mỡ lợn là axit oleic, một loại axit béo thiết yếu tốt cho tim.
Mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh (dầu thực vật không có chức năng này do chiết xuất từ các loại hạt và quả). Nếu không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A. Việc thiếu hụt vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương, gây rối loạn nội tiết, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra mỡ lợn còn giàu khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe, như vitamin D. Một muỗng canh mỡ lợn chứa khoảng 1.000 IU vitamin D, giúp thúc đẩy sự hấp thu canxi của cơ thể, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, phòng chống nhiễm trùng.
Nên ăn mỡ lợn bao nhiêu là đủ?
Mặc dù mỡ lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mỡ lợn là thực phẩm giàu năng lượng, có thể tạo ra 9kcal năng lượng cho mỗi gram chất béo, nên ăn nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Cụ thể, lạm dụng mỡ lợn có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong khi đó, béo phì lại là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và đột quỵ. Vậy phải ăn mỡ lợn như thế nào cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên sử dụng mỡ động vật và dầu ăn thực vật xen kẽ nhau theo tỷ lệ 1:1,15. Với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30, ở người trưởng thành là 50/50 và người cao tuổi là 30/70.
Bên cạnh đó, những người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét nên hạn chế ăn mỡ lợn.
6 lợi ích của mỡ lợn với sức khỏe nếu ăn đúng cách

Ảnh minh họa
Mỡ lợn giúp giảm táo bón
Mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt và kết cấu mịn. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.
Giúp nuôi dưỡng nội tạng
Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.
Giúp giải độc
Mỡ lợn có tác dụng làm giảm phù nề, thanh nhiệt, giải độc. Cụ thể, mỡ lợn có thể loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.
Giúp giữ ấm cơ thể
Mỡ lợn là chất béo động vật, giàu chất dinh dưỡng và axit béo bão hòa. Ăn mỡ lợn có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, từ đó giúp chống lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.
Giúp cơ thể hấp thu canxi
Mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chỉ sau dầu cá. Một muỗng canh mỡ lợn có chứa 1.000 đơn vị vitamin D. Do đó, tiêu thụ mỡ lợn đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.
Giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ lợn có tác dụng tốt trong việc cải thiện làn da khô, dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da, đồng thời có tác dụng loại bỏ các vết rạn da. Điều này là nhờ vào hàm lượng vitamin E dồi dào và nguồn chất béo nhất định trong mỡ lợn.

Sớm đưa đăng kiểm hoạt động bình thường trở lại

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 6 phút trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 23 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.