9 đối tượng dễ bị COVID -19 tấn công
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất, dễ bị đe dọa bởi COVID-19 do các bệnh đã có từ trước, thường gọi là có tiền sử bệnh, hoặc bệnh nền không lây nhiễm.
Người từ 65 tuổi trở lên
Người cao tuổi (NCT) dễ mắc và tử vong cao hơn do COVID-19 là vì:
Chức năng miễn dịch giảm theo tuổi, khiến NCT giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường.
Phản ứng viêm quá mức: Mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Dễ biến chứng: Bởi vì NCT thường có sẵn tình trạng đa bệnh lý, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng có thể gây biến chứng bệnh tim, thận hoặc gan có sẵn trước đó.
Chức năng phổi giảm theo tuổi tác, vì vậy khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển.
Người bệnh cao tuổi, người mắc một số bệnh nền như bệnh gan, tim mạch, đái tháo đường dễ mắc và gặp nguy hiểm do COVID -19.
Bệnh phổi mạn tính
Những người mắc bệnh phổi mạn tính được coi là có nguy cơ cao mắc COVID-19. Bao gồm các bệnh lý hô hấp: Hen suyễn, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác.
Nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp: COPD và bệnh phổi kẽ với đặc trưng là tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi, sẽ làm giảm khả năng tự thở của người bệnh nếu mắc COVID- 19; Hen suyễn không gây ra xơ hóa, nhưng nhiễm COVID- 19 có thể gây ra một cuộc tấn công nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém; Giãn phế quản gây ứ chất nhầy dư thừa.'
Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người có bệnh nền COPD dễ mắc và tử vong khi nhiễm COVID-19.
Người bị suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch đặc trưng ở người nhiễm HIV; Người trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; Người ghép tạng; Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, thường liên quan đến khiếm khuyết di truyền. Suy giảm khả năng miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh nặng.
Người mắc bệnh tim mạch
Các hệ thống hô hấp và tim mạch vốn đã được liên kết chặt chẽ với nhau. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm giới hạn lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ở những người mắc bệnh tim mạch từ trước, tăng gánh nặng cho tim không chỉ làm tăng huyết áp mà còn có khả năng làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Người bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 và type 2 nếu không được kiểm soát tốt khiến người bệnh có nhiều khả năng mắc COVID-19 và gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn.
Tăng đường huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm COVID-19.
Người mắc bệnh gan
COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn ở một số người, gây tăng men gan, và làm bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị COVID-19 cũng gây hại cho tế bào gan.
Người có bệnh thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở người mắc COVID-19. Nguy cơ dường như tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, những người chạy thận có nguy cơ cao nhất.
Người béo phì
Béo phì có liên quan đến nhiều rối loạn sức khỏe bao gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ, bệnh thận khiến tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.
Ngoài ra, béo phì có liên quan đến khả năng miễn dịch bị suy giảm. Điều này được chứng minh bằng tỷ lệ thất bại cao ở người béo phì khi đáp ứng với một số loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin cúm A/H1N1 và vắc-xin viêm gan B.
Rối loạn thần kinh
Mặc dù không có trong danh sách các yếu tố nguy cơ của CDC, nhưng một số nhà khoa học đã lưu ý rằng một số rối loạn thần kinh nhất định, như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc bệnh rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19, do dễ làm rối loạn phản xạ nuốt, làm giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.
Đồng thời, nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ chủ động gây ức chế hệ thống miễn dịch, dễ tạo điều kiện cho các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, những người có bệnh lý nền, có các yếu tố nguy cơ cần thực hiện nghiêm ngặt hơn yêu cầu giãn cách xã hội, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ở nhà và quản lý tốt các bệnh nền sẵn có là những cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro trong đại dịch COVID-19.
Theo BS. Lê Thanh Hải/SK&ĐS
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 7 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 10 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 11 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 13 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 17 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 19 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.