Ăn nhiều phủ tạng động vật có hại cho sức khỏe
Giadinh.net - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tiếp tục giải đáp những câu hỏi của độc giả GiadinhNet về những thói quen sai lầm trong ăn uống.
1. Ăn nhiều phủ tạng động vật có tốt không?
Hỏi: Tôi nghe nói người phương Tây không ăn phủ tạng của các loại động vật như bò, lợn, gà, chó... Còn người Việt ăn một cách thường xuyên. Điều này có lợi hay hại?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Thường xuyên ăn phủ tạng của các loại gia súc, gia cầm là một thói quen sai lầm, có hại cho sức khoẻ.
Phủ tạng các loại động vật có rất nhiều cholesterol. Đối với những người trưởng thành hay cao tuổi dễ gây bệnh cao mỡ máu. Người trưởng thành, mỗi tháng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần. Riêng với trẻ em, ít có nguy cơ mắc bệnh này nên có thể ăn nhiều hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng.
Nhưng cũng có người không bao giờ ăn gan vì họ cho rằng gan là bộ phận khử độc của cơ thể, ăn sẽ không tốt. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng.
Gan đúng là nơi khử độc nhưng với những động vật khoẻ mạnh thì ăn cũng không có vấn đề gì. Ngoài chức năng khử độc, gan còn là nơi dự trữ vitamin A và sắt. Vì thế thỉnh thoảng nên cho trẻ ăn gan. Tốt nhất là từ 1 đến 2 lần/ tuần. Với người trưởng thành, số lượng giảm hơn chứ không nên “kiêng” ăn gan.
2. Bệnh còi xương
Hỏi: Con tôi rất bụ bẫm, thế mà một người bạn lại khuyên tôi đi khám cho cháu để đề phòng còi xương. Xin hỏi, khi nào thì trẻ bị còi xương?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Không ít các bậc phụ huynh vẫn cho rằng con họ bụ bẫm thì không thể mắc bệnh về còi xương được. Trên thực tế, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Bệnh còi xương là do thiếu vitamin D, do trẻ không được tắm nắng và uống bổ sung vitamin D đầy đủ. Do đó, không chỉ trẻ suy dinh dưỡng mà cả trẻ bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương. Biểu hiện của bệnh này là trẻ thường chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân, dễ mắc những bệnh về đường hô hấp. Muốn phòng bệnh này, các bà mẹ nên cho trẻ tắm nắng 15 phút/ ngày và uống bổ sung vitamin D cũng như ăn những thức ăn có bổ sung vitamin D theo tư vấn của các bác sỹ dinh dưỡng hay nhi khoa. Bạn cũng cần đi khám để có được lời khuyên chính xác từ bác sĩ.
Nguyễn Hương (Thực hiện)

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 12 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 13 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 17 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 21 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.