Ăn uống để tránh bị đột quỵ
Có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng chế độ ăn uống hợp lý và tập cho bản thân có những thói quen sống lành mạnh.

Ăn đa dạng, siêng vận động
Cân bằng thực phẩm ăn vào với hoạt động thể lực. Duy trì cân nặng lý tưởng phù hợp với chiều cao bản thân. Dùng chỉ số khối cơ thể (cân nặng (kg) chia cho chiều cao (mét) bình phương) để đánh giá có bị thừa cân hay không. Nếu chỉ số này từ 23 trở lên là đã thừa cân, nếu từ 25 trở lên là béo phì, cần giảm cân để trở về mức cân nặng lý tưởng (chỉ số khối cơ thể trong khoảng 18,5 đến < 23). Thay đổi món thường xuyên và ăn đa dạng thực phẩm.
- Chọn ngũ cốc thô: gạo không xát kỹ, khoai, bắp, bánh mì đen…
- Chọn rau và trái cây: đa dạng các loại rau trái, không ăn nhiều trái cây ngọt như nhãn, trái vải, nho ngọt, xoài, mít, sầu riêng…
- Chọn thực phẩm ít béo, ít cholesterol: chọn thịt cá nạc (ăn cá nhiều hơn thịt), không ăn da, lòng, phủ tạng, óc. Chọn các món hấp, luộc, nấu canh, kho lạt hơn là chiên xào, quay, ăn vừa phải trứng gia cầm (1 – 3 trứng/tuần, nếu có cholesterol máu cao thì ăn < 1 trứng/tuần).
- Chọn thực phẩm có lượng đường ngọt ít hoặc vừa phải: không thêm đường vào thức uống, chọn thức ăn hoặc uống không quá ngọt.
- Chọn thực phẩm có lượng muối và natri ít hoặc vừa phải: hạn chế ăn mắm, khô cá, các món kho mặn, muối dưa, thức ăn chế biến sẵn. Hạn chế thói quen dùng nước chấm hoặc muối trên bàn ăn.
- Hạn chế thức uống có cồn: không uống thường xuyên hoặc nếu đã quen uống thì giảm dưới một ly rượu nhỏ mỗi ngày.
- Hoạt động thể lực thường xuyên: thanh niên có thể vận động cường độ trung bình hoặc cao (nếu cường độ tối đa là 10 thì có thể vận động ở mức 7 – 8) ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày trong tuần. Người trung niên và cao tuổi có thể vận động ở mức trung bình (mức 5 theo thang điểm 10) và phải được theo dõi bởi thầy thuốc. Đối với những người bị bệnh khớp thì có thể vận động ở tư thế nằm hoặc ngồi hoặc vận động dưới nước (bơi lội).
- Năng động trong mọi hoạt động: chọn thang bộ thay cho thang máy, đi bộ hoặc xe đạp đến cơ quan (nếu có thể), tự điều khiển các kênh tivi chứ không dùng điều khiển từ xa, có thể vận động trong lúc xem tivi…
Năm chữ “hãy” nên làm theo
Hãy thực tế: liệt kê những thói quen cần thay đổi và mỗi tháng cố gắng đạt được vài thay đổi nhỏ, đánh dấu lên đó để theo dõi sự tiến bộ.
Hãy mạo hiểm: thử nhiều loại thực phẩm khác nhau để tiến dần đến ăn đa dạng.
Hãy linh động: cân bằng năng lượng ăn vào và hoạt động thể lực trong nhiều ngày. Vận động nhiều thì ăn nhiều, ít vận động thì giảm ăn lại.
Hãy điều độ: thưởng thức các loại thức ăn, nhưng đừng ăn quá mức. Nếu kiêng cữ quá thì sẽ… thèm lắm. Do vậy, có thể ăn nhiều món nhưng đối với những món cần kiêng thì chỉ nên ăn ít.
Hãy năng động: hãy đi bộ, đừng ngồi nhìn người khác đi.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có sai không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 1 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 13 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 13 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 18 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 21 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.