Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ thói quen sai lầm cả triệu người mắc khi uống nước

Thứ tư, 16:43 19/05/2021 | Sống khỏe

Khi cảm thấy khát mới uống và uống một cốc thật to cho đã cơn khát, vừa ăn vừa uống, uống nước ngọt, trà, cà phê canh thay nước trắng... là những thói quen sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi uống nước.


Bác sĩ dinh dưỡng chỉ thói quen sai lầm cả triệu người mắc khi uống nước - Ảnh 1.

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ thói quen sai lầm cả triệu người mắc khi uống nước

Thời tiết chuyển nóng, nhu cầu uống nước của mỗi người cũng vì thế tăng lên. Tuy nhiên, uống bao nhiêu, uống vào thời điểm nào để có lợi nhất cho sức khoẻ không phải ai cũng biết.

Chia sẻ với phóng viên, TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng  cho biết, nước có vai trò quan trọng. Trong cơ thể chúng ta có khoảng 70% là nước, nước tham gia vào tất cả các quá trình từ những vấn đề liên quan đến hấp thu, chuyển hoá cả đào thải những chất độc ra khỏi cơ thể.

"Nước có đặc điểm quan trọng gần như là sự sống của chúng ta. Bằng chứng là những nhà du hành vũ trụ khi thám hiểm trên mặt trăng tìm kiếm sự sống thì việc đầu tiên của đoàn du hành là tìm kiếm dấu hiệu của nước.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra, cơ thể bình thường nếu thiếu đi 2% nước sẽ cảm thấy mệt mỏi, 10% sẽ gây ra những tình trạng nguy hiểm và nếu chỉ cần mất 20% lượng nước trong cơ thể thì có thể dẫn đến tử vong.

Theo đó, ở một số trường hợp không ăn sau 2 tháng mới tử vong nhưng thiếu nước 3-4 ngày thì đã có thể tử vong", TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.

Trên thực tế, nhiều người vì nhiều lý do, đôi khi thói quen chỉ đợi đến khi "khát mới uống". Tuy nhiên, TS Trương Hồng Sơn khẳng định đừng để "khát hãy uống" mà phải "uống sớm hơn".

Bởi vì các nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể cảm thấy khát thì thực ra đã bị thiếu nước rồi do đó chúng ta phải luôn có thói quen thường xuyên uống nước.

"Thời điểm uống nước rất quan trọng. Ví dụ buổi sáng ngủ dậy tôi thường uống một ly nước trắng khoảng 200ml. Điều này nhằm mục đích thanh lọc cơ thể.

Ngoài ra có thể uống vào trước các thời điểm, trước khi ăn khoảng 30 phút – 1h, trước khi chơi thể thao khoảng 30 phút, uống ở những thời điểm trước khi đi ngủ 1h…", TS. BS Trương Hồng Sơn nói.

Bổ sung thêm về thời điểm uống nước, Ths. Bs Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia rằng, 5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày. Vì vậy chỉ nên uống nước 30 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn.

Lý do vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu.

Ngoài ra, uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

"Khi uống nước đừng cố gắng uống một cốc thật to, hãy uống cốc nhỏ có tính liên tục sẽ tốt hơn cho cơ thể.

Với lượng nước trung bình đối với người bình thường uống sẽ khoảng 40ml/kg cân nặng, ví dụ 60kg thì lượng nước một ngày (từ uống và canh) khoảng 2,4l.

Với lượng nước này nên chia ra trong ngày theo tỷ lệ cụ thể. Ví dụ như với thanh niên thì nên nạp 40% lượng nước vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều và 20% vào buổi chiều tối", TS. BS Trương Hồng Sơn chia sẻ.

Tuy nhiên, vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng lưu ý không cần quá chính xác đến từng ml nhưng có thể theo dõi từ những dấu hiệu đơn giản. Nếu uống đủ nước thường khoảng cách giữa các lần đi tiểu là 2-4h, trung bình khoảng 3h. Nếu uống ít nước quá thì thời gian giãn cách kéo dài khoảng 4-5h.

Ngoài ra, có thể xem màu nước tiểu để biết cơ thể có đủ nước hay không. Nếu đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, trong trường hợp thiếu nước tiểu sẽ có màu vàng đậm.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, trước khi đi tắm mọi người nên uống nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, để không bị lạnh quá khi tắm. Những người lao động nặng, bị sốt nên uống nước nhiều hơn.

"Ngoài ra, không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế", PGS. TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Top