Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm
Có nhiều câu hỏi hay sự hiểu lầm về vắc xin cúm mùa làm mọi người ngần ngại trong việc đi chích ngừa cúm.
Virus cúm là gì?
Virus cúm mùa có 4 loại A, B, C, D, trong đó cúm A là quan trọng nhất vì có khả năng gây dịch lớn trong khi cúm B thường không gây dịch lớn. Cúm C thường gây triệu chứng nhẹ và không gây dịch lớn nên không được quan tâm. Cúm D chỉ gây bệnh trên động vật nên không được nói tới.
Cúm A được phân loại thành nhiều chủng nhỏ hơn dựa trên protein kháng nguyên bề mặt hemagglutinin (H) và neurominidase. Có 18 loại H (H1-18) và 11 loại N (N1-N11). Về lý thuyết có thể có 198 tổ hợp, nhưng chỉ có 131 loại cúm A được phát hiện trong tự nhiên.
Virus cúm hay gây bệnh nhiều vào mùa lạnh nên được gọi là cúm mùa.
Sự biến thiên vạn hóa của virus cúm
Sự khó khăn trong việc phòng ngừa cúm là khác với các virus khác, virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc di truyền không ngừng làm cơ thể không thể nhận dạng và đề kháng một cách hiệu quả. Virus cúm biến đổi theo 2 kiểu chính:
Cúm A có khả năng gây dịch lớn nhất (Ảnh minh họa).
Antigenic drift: là sự thay đổi hay đột biến gene làm cấu trúc kháng nguyên bề mặt có sự thay đổi nhỏ, nếu sự thay đổi không quá lớn thì cơ thể vẫn có thể nhận dạng và chống lại virus cúm mới này theo cơ chế phản ứng chéo (cross-reaction). Nếu sự thay đổi này kéo dài và tích tụ sẽ tạo thành một loại virus mới với cơ thể và cơ thể sẽ mất miễn dịch với virus mới.
Antigenic shift: đây là sự thay đổi lớn, đột ngột về cấu trúc di truyền tạo ra một loại virus cúm mới hoàn toàn với cơ thể. Một cơ chế thường gây ra hiện tượng này là virus cúm ở động vật đột biến và có khả năng lây lan sang người, và virus này hoàn toàn lạ lẫm với con người, cơ thể con người chưa hề có miễn dịch với nó nên lây lan cực nhanh gây ra dại dịch, ví dụ như dịch cúm chim H1N1 vào năm 2009. May mắn là loại này hiếm gặp.
Vì sao phải chích ngừa cúm mỗi năm?
Kháng thể chống virus cúm không tồn tại lâu như kháng thể virus khác, nên phải chích mỗi năm.
Virus cúm có khả năng thay đổi không ngừng và mỗi năm sẽ có chủng virus gây bệnh khác nhau làm vắc xin năm trước sẽ không còn hiệu quả trong năm tới, vì vậy năm nào cũng phải nghiên cứu sản xuất vắc xin mới chứ không xài cái cũ được.
Cách sản xuất vắc xin cúm - trò chơi phán đoán
Vắc xin cúm có thể là kháng 3 chủng (2A1B) hay kháng 4 chủng (2A2B).
Hàng trăm chủng virus cúm khác nhau, làm sao biết được nên sản xuất vắc xin nào kháng chủng nào?
Thông tin vể các loại virus cúm đang lưu hành được thu thập không ngừng suốt năm và chuyển về WHO. Mỗi năm WHO sẽ họp và đưa ra khuyến cáo mỗi nước nên sản xuất virus cúm có kháng với chủng virus cúm nào. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn là do từng quốc gia.
Mỹ không dùng số liệu của WHO mà chủ yếu dùng số liệu của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Mỗi năm FDA sẽ đưa ra phán đoán các chủng cúm SẼ lưu hành trong mùa đông tới cho các công ty sản xuất vắc xin cúm kháng với các chủng trên.
Tóm lại, sản xuất virus cúm hoàn toàn là dựa vào sự phán đoán các chủng sẽ gây bệnh, cho nên cũng có phần hên xui, có năm đoán trúng, có năm cũng trật lất. Năm nay có vẻ đoán trúng vì tôi ít thấy bệnh nhân đã chích ngừa mà vẫn bị cúm, năm ngoái thì sự bảo vệ kém hơn, chích rổi mà vẫn bị cúm rất nhiều.
Chích ngừa xong khoảng 2 tuần mới có tác dụng bảo vệ, nên trong thời gian đó vẫn có thể bị cúm (Ảnh minh họa).
Tại sao chích ngừa rồi mà vẫn bị cúm?
Đây là lý do nhiều người không chịu đi chích ngừa cúm, có nhiều nguyên nhân giải thích cho chuyện này:
- Không phải cứ có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, nhức đầu là bị cúm. Có hàng trăm virus khác gây triệu chứng giống như cúm quanh năm, chỉ có xét nghiệm mới biết chắc là cúm hay không? Đừng đổ thừa cho cúm.
- Chích ngừa xong khoảng 2 tuần mới có tác dụng bảo vệ, nên trong thời gian đó vẫn có thể bị cúm. Vì vậy nên chích ngừa cúm sớm vào tháng 9-10 chứ đừng đợi dịch cúm rầm rộ mới lo đi chích ngừa.
- Bạn có thể bị nhiễm chủng virus cúm khác với chủng trong vắc xin, nên vẫn có thể mắc cúm. Tuy nhiên điều may mắn là những người đã có chích ngừa cúm dù cho bị cúm thì thường cũng bị nhẹ hơn người chưa được chích ngừa.
- Một số trường hợp vắc xin kém hiệu quả như suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, mắc bệnh sởi hay không rõ nguyên nhân (hiếm gặp).
- Trong vài trường hợp, vắc xin cúm có thể gây triệu chứng sốt nhẹ hay giống cúm nhưng không gây bệnh cúm, vắc xin cúm không chứa virus sống.
Lợi ích của vắc xin cúm
Chích virus cúm không có nghĩa là sẽ không bị cúm, tuy nhiên sẽ có các lợi ích sau:
- Vắc xin cúm làm giảm nguy cơ phải đi khám bác sĩ vì cúm 40-60%. Trong năm 2017-2018 ở Mỹ, cúm phòng ngừa được 6., triệu trường hợp, 3,2 triệu lượt thăm khám, 91k lượt nhập viện, 5700 cái chết vì cúm.
- Vắc xin cúm làm giảm khả năng phải vào khoa hồi sức 74-82%.
- Vắc xin cúm làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong đối với những người có bệnh mãn tính, đái tháo đường, bệnh tim, phổi, hen suyễn.
- Vắc xin cúm bảo vệ mẹ lúc mang thai và sau khi sinh, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong bào thai, và gián tiếp bảo vệ trẻ nhỏ sau sinh khi còn quá nhỏ để chích ngừa cúm.
Vắc xin cúm bảo vệ mẹ lúc mang thai và sau khi sinh (Ảnh minh họa).
- Vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
- Vắc xin cúm giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm 59% khả năng nhập viện, bệnh nặng phải vào hồi sức.
Tóm lại cho dù vắc xin cúm không bảo vệ hoàn toàn chúng ta trước bệnh cúm, tuy nhiên vẫn có nhiều lợi ích kể trên. Chích ngừa cúm rẻ, hiệu quả, đơn giản hơn nhiều so với phải mắc bệnh, điều trị, phải nghỉ việc,…
Mũi vắc xin còn rẻ hơn một viên Tamiflu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhớ là chích sớm trước khi có dịch nhé.
Theo Helino
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 7 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 11 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.