Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ nói gì với bệnh nhân bị chứng tiểu đêm?

Thứ sáu, 09:00 06/01/2017 | Sống khỏe

Đi tiểu đêm nhiều lần là chứng bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh tiểu đêm như thế nào? Để độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng chứng bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn với Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng – Nguyên vụ trưởng vụ Y học cổ truyền – Bộ Y Tế.

PV: Xin chào Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng. Cảm ơn bác sĩ đã nhận lời tham gia phỏng vấn. Thưa bác sĩ, hiện nay tiểu đêm là chứng bệnh khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Xin bác sĩ cho độc giả được biết thêm về những dấu hiệu nhận biết khi mắc chứng tiểu đêm?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng: Xin chào quý độc giả. Chúng ta biết rằng, đi tiểu là một nhu cầu cần thiết và hoàn toàn bình thường thuộc chức năng sinh lý con người. Một người bình thường thường đi tiểu khoảng 7 - 9 lần trong ngày, trong đó phần lớn vào ban ngày và thêm 1 lần về đêm. Người mắc bệnh tiểu đêm có số lần đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm.

Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo các hiện tượng như: tiểu buốt, tiểu sót, đau buốt, buồn tiểu và căng tức bàng quang nhưng tiểu ra ít, tiểu không hết.

PV: Vậy nguyên nhân chính dẫn tới chứng bệnh tiểu đêm nhiều là gì, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng: Chứng tiểu đêm nhiều lần thường bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân gây đi tiểu nhiều về đêm chia thành 2 nhóm: Do bệnh lý và không do bệnh lý.

- Nguyên nhân không bệnh lý: Có thể do thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, ăn nhiều đồ ăn có chứa nước như canh, dưa hấu; Uống nhiều rượu bia, cafe cũng gây tiểu đêm nhiều lần. Nhiều trường hợp dô sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu hoặc phụ nữ trong thai kỳ cũng dễ gây tiểu nhiều về đêm.

- Đi tiểu nhiều về đêm do bệnh lý: Do một số căn bệnh gây ra, thường là biểu hiện của các bệnh như:

• Tuyến tiền liệt: Trường hợp thường gặp nhất là bướu lành tuyến tiền liệt, đây là bệnh thường gặp ở nam giới. Do sự phì đại của tuyến tiền liệt dẫn tới ngăn dòng nước tiểu, kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều lần và tiểu vào ban đêm.

• Viêm bàng quang: Viêm bàng quang mãn tính hoặc cấp tính, làm người bệnh mắc chứng tiểu nhiều lần, vào cả ban ngày lẫn ban đêm.

• Bệnh về thận: Viêm thận, bể thận, sỏi thận,... Triệu chứng của các bệnh liên quan đến thận thường kèm theo một số biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục vào cả ngày lẫn đêm. Nguyên nhân hàng đầu gây chứng tiểu đêm là do chức năng lọc và tái hấp thu nước ở thận bị suy giảm.

• Đái tháo đường: Đường máu cao thường gây tiểu nhiều và tiểu đêm.

• Và một số căn bệnh nguy hiểm khác,...

PV: Thưa bác sĩ, hiện nay khá nhiều người mắc chứng tiểu đêm nhưng lại rất chủ quan về bệnh. Nếu người mắc chứng tiểu đêm không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng hay hậu quả gì?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng: Tiểu đêm là triệu chứng của nhưng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị dứt điểm nếu không bệnh kéo dài sẽ ngày càng nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, ung thư tuyến tiền liệt,… dẫn đến tử vong.

PV: Ngoài những biến chứng bệnh tật nguy hiểm, bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm nhiều lần còn gặp những phiền toái gì trong cuộc sống thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng: Đi tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Khó ngủ hoặc mất ngủ; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, hay buồn phiền, lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân, tăng nguy cơ ngã và đột quỵ ở người cao tuổi. Thêm vào đó, chứng bệnh tiểu đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của cả người bệnh lẫn người thân xung quanh.

Chứng tiểu đêm còn là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm nếu như người bệnh chủ quan không khám và chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

PV: Bác sĩ có thể cho biết, hiện nay, có những biện pháp nào giúp phòng ngừa và điều trị chứng bệnh tiểu đêm?

Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Hưng Củng: Tùy theo nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần sẽ có những cách phòng ngừa và điều trị khác nhau.

- Đối với trường hợp không do bệnh lý: không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn như hạn chế uống nhiều nước, rượu bia hoặc đồ ăn chứa nước vào buổi tối để tránh tiểu nhiều về đêm. Ngoài ra, giữ tâm lý thoải mái khi ngủ, luyện tập thể thao hàng ngày nâng cao sức khỏe.

- Đối với trường hợp do bệnh lý: cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được khám và chuẩn đoán chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng hơn hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, y học cổ truyền có một số bài thuốc từ nhưng dược liệu quý có khả năng phòng ngừa và điều trị được chứng tiểu đêm. Tuy nhiên những bài thuốc đó khá cầu kỳ và thời gian điều trị rất lâu.


Sống khoa học để phòng tránh chứng tiểu đêm

Sống khoa học để phòng tránh chứng tiểu đêm

PV: Cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích được những độc giả đang quan tâm đến vấn đề này.

VIÊN TIỂU ĐÊM PHÚC LỘC THỌ

Viên Tiểu Đêm Phúc Lộc Thọ với thành phần 100% thảo dược quý từ thiên nhiên điển hình như: Trinh nữ hoàng cung, Kim anh tử, Ích trí nhân, Xà sang tử…. Những thành phần này đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ…

Sản phẩm hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt; Giúp bổ thận, ấm bàng quang, giúp cải thiện khả năng lọc và tái hấp thu nước của thận; Hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu ngày nhiều lần, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu không tự chủ.

Viên tiểu đêm Phúc Lộc Thọ - Cho đêm ngon giấc, cho ngày tự tin.

Viên tiểu đêm Phúc Lộc Thọ - Làm chủ vấn đề bài tiết, làm chủ cuộc sống.

Dược sĩ tư vấn: 0968 96 33 98

Website: benhtieudem.com.vn

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 16 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top