Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường

Thứ hai, 07:21 26/07/2021 | Sống khỏe

Để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, khi thấy 5 triệu chứng này ở bàn chân thì bạn nên đi khám kịp thời.

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ không thể hoặc tiết ra rất ít insulin để hấp thu glucose trong máu. Đó là lý do mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt của chính người bệnh. Nếu không được can thiệp y tế hiệu quả tiểu đường có thể gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh...

Để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, khi thấy 5 triệu chứng này ở bàn chân thì bạn nên đi khám kịp thời.

5 dấu hiệu đường huyết tăng cao trên bàn chân 

 Tê chân

Tê chân là một trong những triệu chứng của "bệnh thần kinh ngoại biên" mà nguyên nhân phần lớn là do tiểu đường gây nên.

Khi chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch sẽ đối diện với khả năng tổn thương rất cao. Khi đó sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì.

Người bệnh tiểu đường sẽ thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi không hoạt động.

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường - Ảnh 1.

Ngứa chân

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường - Ảnh 2.

Đau nhức chân

Những người mắc bệnh tiểu đường thì các mạch máu sẽ hoạt động không được thuận lợi, cho nên nếu đi bộ một đoạn dài bạn sẽ cảm giác rất đau ở vùng chân. Khi đó, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng này được gọi là chân khập khiễng do tiểu đường gây ra.

Nếu bệnh nặng hơn nữa, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tiến triển thêm một mức nặng hơn, tạo thành giai đoạn "nghỉ ngơi cũng đau". Tức là bạn không đi lại, chân vẫn đau đến mức cảm thấy rõ ràng, thậm chí sẽ đau suốt đêm khiến bạn mất ngủ.

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường - Ảnh 3.

Ngón chân có màu trắng bệch

Khi các ngón chân bỗng nhiên chuyển sang màu trắng, hoặc da chân có xu hướng sáng bệch hơn, sẽ có hai tình huống chính xảy ra đó là có thể bạn đã bị bệnh gan, hoặc bị tiểu đường.

Lúc này, bạn cần quan sát thêm các dấu hiệu khác trên cơ thể để phán đoán xem khả năng mắc bệnh nào nhiều hơn. Nếu là tiểu đường thì sẽ đi kèm một số dấu hiệu như: liên tục khát nước, sụt cân bất thường, đi tiểu nhiều lần, thị lực yếu đi...

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường - Ảnh 4.

Vết thương ở chân mãi không lành Mức đường huyết không được kiểm soát có thể gây tổn thương thần kinh và khiến sự lưu thông máu không tốt.

Khi tuần hoàn máu chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Điều này khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng cho vết thương. Chính vì thế, các vết thương sẽ có xu hướng lành chậm hoặc có thể hoàn toàn không lành.

Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường - Ảnh 5.

Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

- Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đang nặng 90kg, mục tiêu giảm cân của bạn là từ 5-10kg. Và một khi đã giảm cân thì bạn cần phải tích cực duy trì được số cân nặng đã giảm.

- Chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.

- Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.

- Nói không với thuốc lá.

- Khám sức khỏe thường xuyên: Càng có tuổi, bạn càng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường loại 2.

Tiểu Vy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 14 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Top