Bất ngờ loại rau rẻ tiền chứa đầy 'insulin thảo mộc', người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết
GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên cân nhắc và có thể xem hành lá là món ăn bài thuốc, vì trong hành lá có chứa "insulin thảo mộc".
Người bệnh tiểu đường ăn hành lá có tốt không?
Hành lá là thực phẩm quen thuộc, có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Theo Đông y, hành vị cay, tính ôn, không độc, có công dụng thông dương, hoạt huyết, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu và sát trùng. Hành lá còn là một loại kháng sinh rất mạnh, giúp tăng cường miễn dịch và diệt khuẩn do đó có tác dụng chữa trị các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể hiệu quả.
Theo Tây y, ăn hành lá thường xuyên giúp giảm cholesterol máu và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. Do đó giảm nguy cơ gây tắc mạch và các bệnh về tim mạch. Hành còn là bài thuốc được người bệnh tiểu đường cân nhắc sử dụng vì có chứa "insulin thảo mộc".
Bất ngờ công dụng của hành lá với sức khỏe
Giúp giảm cholesterol
Hành lá giúp cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ hàng ngày giúp tăng cảm giác no, giảm mức cholesterol, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh lý khác.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Chiết xuất hành, tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên một số giống hành tây cho thấy ở nồng độ đủ cao, một số có thể giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Salmonella và E. coli.
Giảm quá trình lão hóa
Hành lá chứa chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), bao gồm các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol giúp loại bỏ các gốc tự do là nguyên nhân gây ra ung thư, viêm và các bệnh liên quan đến tuổi tác. Hàm lượng các chất chống oxy hóa giảm dần trong khi nấu, vậy nên tốt nhất là bạn nên ăn hành lá khi còn tươi.
Phòng ngừa ung thư
Hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển ung thư, đặc biệt là trong dạ dày. Theo kết quả của các nghiên cứu, hợp chất allicin - nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi tỏi, có tác dụng ngăn cản các tế bào khỏe mạnh bị ung thư hóa và làm chậm quá trình phát triển của khối u.
Ai không nên ăn hành lá?
Hành lá không phải thực phẩm mà ai cũng có thể ăn được, nhất là với đối tượng có tiền sử dị ứng với chất allyl. Hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ kích hoạt histamine, khiến bạn cảm thấy ngứa họng, phát ban đỏ, thậm chí có thể bị sốc phản vệ.
Theo đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.
Ngoài ra, phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cũng mật ong và không được dùng ở người huyết áp cao.
Loại thực phẩm bổ như 'nhân sâm', rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn trứng gà giúp no lâu, đảm bảo năng lượng và tránh ăn vặt gây tăng đường huyết.
Người đàn ông 40 tuổi ở Quảng Ninh phải thay khớp háng thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông phải nhập viện phẫu thuật thay khớp háng từng phát hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi trái nhiều tháng nay nhưng tự mua thuốc nam về uống khiến tình trạng ngày càng nặng lên.
Người đàn ông ở Quảng Ninh phát hiện ung thư tuyến tiền liệt từ dấu hiệu nhiều nam giới Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông này bị bí tiểu, khó tiểu khoảng 1 tháng trở lại đây, đến viện khám bất ngờ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu đường huyết tăng vọt, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Người đàn ông 45 tuổi có máu đục như sữa, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Khi lấy máu làm xét nghiệm, máu của người bệnh lấy ra có hiện tượng đục trắng như sữa, có lẫn dây máu. Bác sĩ nhận định đây là tình trạng viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride.
Người phụ nữ ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử mắc 4 bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: Tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.
4 gia vị thường dùng trong nhà bếp giúp giảm đau khi bị viêm khớp
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcKhi áp dụng chế độ ăn chống viêm, người bệnh viêm khớp không nên bỏ qua lợi ích tuyệt vời của một số loại gia vị thường dùng trong nhà bếp.
Người mắc bệnh tiểu đường ăn thịt lợn cần biết điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người tiểu đường hoàn toàn ăn được thịt lợn, tuy nhiên, nên ăn với liều lượng và tần suất vừa phải bởi thịt lợn chứa nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho quá trình điều trị.
Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Đi ngoài 9 đến 10 lần một ngày trong vài tháng, nam bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.
Loại cá nhiều người không biết ăn, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn cá hồi với lượng hợp lý, đúng cách sẽ giúp ổn định đường huyết và giảm biến chứng bệnh như huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột quỵ...
Người đàn ông 40 tuổi ở Quảng Ninh phải thay khớp háng thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông phải nhập viện phẫu thuật thay khớp háng từng phát hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi trái nhiều tháng nay nhưng tự mua thuốc nam về uống khiến tình trạng ngày càng nặng lên.