Bất ngờ với cách làm 2 loại bánh Trung thu thập cẩm tại nhà cực đơn giản mà nhiều người chưa biết
GĐXH - Ngày Tết đoàn viên sắp đến, còn gì tuyệt vời hơn khi được nhâm nhi món bánh Trung thu thập cẩm cùng tách trà ấm nóng bên gia đình. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm bánh Trung thu nướng (bánh nướng) và bánh dẻo nhân thập cẩm tại nhà đơn giản mà tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh.
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm có khó không?
Bánh Trung thu là loại bánh thường xuất hiện trong mỗi dịp tết Trung thu. Ăn bánh Trung thu không chỉ mang lại ý nghĩa may mắn, thịnh vượng mà còn là gìn giữ truyền thống của người Việt Nam. Một trong những loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp tết Trung thu là bánh Trung thu thập cẩm. Vậy cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà khó không?
Với hương vị thơm ngon khó cưỡng, chắc hẳn ai cũng cho rằng cách làm bánh Trung thu thập cẩm rất cầu kì và mất thời gian. Thế nhưng, chỉ cần làm theo hướng dẫn cách làm bánh Trung thu thập cẩm mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ cho ra đời được những chiếc bánh Trung thu có tên tác giả là chính mình đấy nhé. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà ngon như thương hiệu nổi tiếng
Cách làm bánh nướng Trung thu thập cẩm
Nguyên liệu làm bánh Trung thu thập cẩm
- 150 gr bột mì đa dụng
- 300 gr (bột mì số 11)
- Bột bánh dẻo 10 gr
- Lạp xưởng 100 gr (đã luộc chín và cắt hạt lựu)
- Hạt dưa 100 gr (tách vỏ)
- Hạt điều 100 gr
- Hạt sen 100 gr
- Mứt bí 100 gr
- Mứt vỏ cam 100 gr
- Mứt vỏ chanh 100 gr
- Mứt gừng 100 gr
- Mè trắng 100 gr
- Chanh 1/2 quả
- Rượu mai quế lộ 50 ml
- Nước hoa bưởi 1 muỗng cà phê
- Nước tro tàu 1 muỗng cà phê
- Trứng gà 2 quả
- Dầu mè 20 ml
- Dầu ăn 110 ml
- Đường 500 gr
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà với 5 bước đơn giản
Bước 1: Cách nấu nước đường để làm bánh Trung thu thập cẩm
Đầu tiên, cho vào 300 ml nước, 500 gr đường, ½ quả chanh và cho vào nồi, bắc lên bếp. Sau đó, bạn đun sôi hỗi hợp trên đến khi nước đường đã tan hết. Đến khi phần nước đường đã sôi, bạn hạ nhỏ lửa xuống. Tiếp theo, bạn đun tiếp phần nước đường đó chừng khoảng 60 phút rồi tắt bếp và để nguội.
Bước 2: Cách làm nhân bánh Trung thu thập cẩm tại nhà
Bạn cho phần hạt dưa tách vỏ, hạt điều, mè trắng vào và trộn đều lên với nhau. Sau đó, bạn sấy khô phần hạt trong lò vi sóng khoảng 4 phút ở mức trung bình.
Tiếp theo, bạn cho phần hạt sen, mứt bí, mứt vỏ cam, mứt vỏ chanh, mứt gừng, lạp xưởng và luộc chín. Bên cạnh đó, trộn thêm rượu mai quế lộ, dầu mè, bột bánh dẻo, nước hoa bưởi và cà phê muối. Bạn trộn đều phần hỗn hợp trên đến khi phần hỗn hợp nhân bánh được hòa quyện hoàn toàn.
Bước 3: Cách làm vỏ bánh Trung thu thập cẩm tại nhà
Bạn cho vào tô 300gr bột mì, cho 200 ml nước đường đã nấu, khoảng 80ml dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước tro tàu. Sau đó, bạn trộn đều phần hỗn hợp trên đến khi tất cả các nguyên liệu kết dính với nhau. Tiếp theo, bạn đeo bao tay thực phẩm và nhào bột đến khi phần nhân tạo thành khối đồng nhất, dẻo mịn, không dính tay là được.
Bước 4: Tạo hình cho bánh Trung thu thập cẩm
Bạn chia phần bột vỏ bánh và phần nhân bánh thành các phần bằng nhau và nắn tròn. Tiếp đó, bạn dùng cây cán mỏng bột vỏ bánh, cho phần nhân vào giữa. Sau đó, nắn kín phần mép bột lại, vo tròn sao cho bột bánh bao phủ kín phần nhân bánh.
Cuối cùng, bạn cho bánh vào khuôn hình theo ý thích và ấn chặt khuôn để tạo hình cho bánh. Với phần bột bánh và phần nhân còn lại, bạn làm tương tự đến khi hết nguyên liệu thì thôi.
Bước 5: Nướng bánh Trung thu thập cẩm
Bạn mở lò nướng thủy tinh ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút. Sau đó, bạn xếp bánh vào lò và nướng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Tiếp theo, bạn mở lò, xịt phun sương nước lọc lên mặt bánh và để nguội.
Tiếp theo, bạn khuấy tan 2 quả trứng gà cùng 2 muỗng canh dầu ăn. Sau đó, lọc hỗn hợp qua rây và phết đều lên phần mặt bánh. Cuối cùng nướng bánh thêm 10 phút ở 200 độ C là xong.
Khi bánh chuyển màu vàng nâu, bạn lấy nhẹ phần bánh ra và để nguội. Cuối cùng, cắt bánh ra cho vừa ăn và thường thức. Đừng quên một tách trà nóng để nhâm nhi kèm bánh Trung thu nhé.
Thành phẩm
Với cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà, bạn sẽ có thành phẩm là những chiếc bánh vàng nâu đẹp mắt. Khi ăn vào sẽ có hương vị nhân thập cẩm giòn ngọt, bùi bùi thơm ngon.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một số loại trà để nhâm nhi kèm bánh Trung thu như: trà cúc, trà ô long,…
Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm
Cách làm bánh Trung thu dẻo tại nhà cần những nguyên liệu gì?
Để cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm được đơn giản và nhanh chóng, bạn lưu ý chuẩn bị đầy đủ các phần nguyên liệu sau:
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- 150g bột nếp chín (bột bánh dẻo)
- 150g đường cát
- 100ml dầu ăn ít muối
Nguyên liệu làm nhân bánh:
- 50gr lạp xưởng cắt hạt lựu
- 50gr chà bông
- 80g hạt điều đã xay nhỏ
- 70g mứt bí đao
- 30g mè trắng Lá chanh cắt nhỏ
- 30gr mỡ đường
- 40gr nước đường bánh nướng 10gr rượu mai quế lộ 20gr bột bánh dẻo
Cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà với 3 bước đơn giản
Đầu tiên, bạn đun sôi 150ml nước cùng với 150gr đường, bạn cứ đun đến khi đường tan ra thì tắt bếp. Tiếp theo, cho phần nước đường ra tô, sau đó cho từ từ phần bột bánh dẻo vào nước đường. Tiếp đến, lấy máy đánh trứng để trộn cho đến khi phần bột hòa quyện.
Trộn đến khi phần bột mịn và dẻo là được. Sau đó, lấy màng bọc thực phẩm bao lại và để cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
Tiếp đến, Đầu tiên, bạn đun sôi 150ml nước cùng với 150gr đường, bạn cứ đun đến khi đường tan ra thì tắt bếp. Tiếp theo, cho phần nước đường ra tô, sau đó cho từ từ phần bột bánh dẻo vào nước đường. Tiếp đến, lấy máy đánh trứng để trộn cho đến khi phần bột hòa quyện.
Để làm nhân bánh Trung thu dẻo thập cẩm, bạn cho các hỗn hợp sau vào tô: 50gr lạp xưởng cắt hạt lựu, 50gr chà bông, 80g hạt điều đã xay nhỏ, 70g mứt bí đao, 30g mè trắng, lá chanh cắt nhỏ, 30gr mỡ đường và trộn đều.
Tiếp theo, cho vào 40gr nước đường và 10gr rượu mai quế lộ vào nhân rồi trộn đều. Sau đó, cho từ từ 20gr bột bánh dẻo để tạo độ kết dính cho nhân.
Kế đến, bạn cho viên bột vào khuôn rồi ấn chặt để tạo hình cho bánh Trung thu dẻo. Đối với các phần nguyên liệu còn lại, bạn cứ làm tương tự cho đến khi hết thì thôi.
Đầu tiên, bạn chia bột bánh dẻo và nhân thành nhiều khối nhỏ. Sau đó, bạn dùng cây lăn cán mỏng phần vỏ bánh ra. Tiếp theo, cho nhân thập cẩm vào giữa, nắm lại để cho vỏ bánh bao trọn nhân rồi vo tròn.
Bước 4: Thành phẩm bánh Trung thu thập cẩm
Những lưu ý trong cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà
Lưu ý trong cách làm bánh nướng Trung thu thập cẩm
Ngày nay các công thức hướng dẫn cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà khá nhiều. Tuy nhiên, bạn vân phải lưu ý một số những điều sau:
- Cho đúng định lượng vỏ bánh, nếu không bánh Trung thu sẽ bị cứng hoặc quá mềm khi bị bóng dầu. Và tất nhiên nếu như vậy, cách làm bánh Trung thu thập cẩm của bạn có thể sẽ không được thành công như mong đợi.
- Quá trình đóng bánh nên đều tay, nếu không bánh sẽ bị mất nếp hoặc không rõ nét. Khi nướng vỏ bánh khô, cháy hoặc bị vỡ, đổi màu sau khi nướng hoặc nhân bánh bị tách ra khỏi vỏ bánh.
- Bột nên sử dụng bột để một thời gian nhưng còn tốt, vì bột mới sẽ không hút ẩm tốt làm bánh bị nhão.
Lưu ý trong cách làm bánh dẻo Trung thu thập cẩm
Bánh dẻo muốn để được lâu thì phải ngọt về cả phần vỏ và nhân. Với nước đường của một sống công thức bánh dẻo truyền thống có thể dùng 0.5 – 0.6 kg nước cho 1 kg đường. Tuy nhiên, với công thức này, tỉ lệ nước : đường theo công thức này là 1: 1, bánh vẫn ngọt nhưng không quá ngọt tới mức không thể ăn được. Bánh có thể để ở nhiệt độ phòng (20 – 23 độ C) trong 5 – 7 ngày.
Mách nhỏ: Trong quá trình làm, bạn để phần nhân được nguội hoàn toàn. Sau khi nhân nguội, bạn bảo quản nhân ở ngăn mát hoặc ngăn tủ đông lạnh. Khi nào cần dùng chỉ cần lấy nhân ra để rã đông là được.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm bánh Trung thu thập cẩm tại nhà. Hy vọng rằng, với cách làm bánh Trung thu thập cẩm đơn giản tại nhà, bạn sẽ cho ra đời những thành phẩm ưng ý. Ngoài cách làm bánh Trung thu thập cẩm, bạn có thể tham khảo cách làm các loại bánh Trung thu khác trên Gia đình và Xã hội.
'Chiếc bánh thần kỳ' giải mã vận hạn, cá tính của bạn
Ẩm thực 360 - 4 giờ trướcGĐXH - Trắc nghiệm dưới đây mang tính tham khảo nhưng có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy?
Mẹo nấu nướng - 4 giờ trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
Đỉnh như cỗ miền Tây, dân mạng chỉ nhìn thôi cũng phát thèm
Ẩm thực 360 - 5 giờ trướcGĐXH - Ở mỗi nơi, cỗ cưới lại có những đặc trưng riêng, trong đó cỗ cưới miền Tây luôn thu hút khách mời ngay từ hình thức cho đến hương vị của món ăn.
Cách chế biến món ăn đơn giản từ loại hạt tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
Ẩm thực 360 - 9 giờ trướcGĐXH - Hạt kê có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là những món ăn dễ chế biến từ hạt kê.
Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Mẹo nấu nướng - 12 giờ trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
Cách ngâm chanh đào đường phèn mật ong chữa ho
Ăn - 12 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
'Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?': Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcChúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.
5 mẹo đơn giản nhận biết trứng vịt lộn già và non
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Có người thích ăn trứng vịt lộn già, có người thích trứng còn non, vậy làm sao để phân biệt?
Mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được lâu
Ăn - 1 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
Trắc nghiệm: Món ăn bạn ghét nhất tiết lộ con người thật của bạn
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Hãy thử xem điều đó có đúng không?!
Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh
ĂnGĐXH – Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.