Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bé bé bằng bông" - sự lạc nhịp của “Giai điệu tự hào”?

Thứ hai, 15:03 02/06/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Giai điệu tự hào số 5 với chủ đề “Bé bé bằng bông” phát sóng vào 31/5/2014 trên sóng VTV1 chưa xứng đáng được tôn vinh trong một chương trình âm nhạc mang tên “Giai điệu tự hào”.

Giai điệu tự hào số 5 trình diễn lại 7 ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Lỳ và Sáo, Bé bé bằng bông, Chi đội em làm kế hoạch nhỏ, Đi học, Đưa cơm cho mẹ đi cày, Mùa hoa phượng nở… Theo Ban tổ chức (BTC), những bài hát trong chương trình là “góc ký ức” của những người người đã từng là trẻ em. Mục đích của chương trình là khắc họa hình ảnh trẻ em thời chiến.

"Bé bé bằng bông" - sự lạc nhịp của  “Giai điệu tự hào”? 1
Nhóm 5 Dòng kẻ và tốp ca thể hiện ca khúc Mùa hoa phượng nở

Nếu so với Giai điệu tự hào số 1 với chủ đề “Bài ca năm tấn” gồm các ca khúc nổi bật trong công cuộc xây dựng CNXH thập niên 1960 ở miền Bắc; số 2 với chủ đề “Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình” điểm lại những ca khúc nổi bật quanh sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thập niên 1970; số 3 tập trung “tạc tượng” người thương binh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước với chủ đề “Rừng cây, đời người”; số 4 vinh danh những con người vô danh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Ăn no đánh thắng”…thì “Bé bé bằng bông” là một sự lạc nhịp.

Lạc nhịp bởi những ca khúc trong chương trình chưa phải là những ca khúc kinh điển được xem như báu vật, niềm tự hào của dân tộc… như tiêu chí ban đầu mà chương trình này đưa ra. Nói một cách khác, những ca khúc đó không phải là “giai điệu tự hào” của một dân tộc hoặc một giai đoạn lịch sử mà nó chỉ là một “mảng” đề tài âm nhạc dành cho đối tượng không phải là người lớn.
"Bé bé bằng bông" - sự lạc nhịp của  “Giai điệu tự hào”? 2
Mẹ con ca sỹ Mỹ Linh song ca Đưa cơm cho mẹ đi cày

Xét về mặt “kinh điển” thì trong số 7 ca khúc kể trên, ngoại trừ bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng và Đi học 2 ca khúc quen thuộc đối với số đông đối tượng thanh thiếu niên Việt Nam thì những ca khúc còn lại, nếu không phải những người dân miền Bắc từng trải qua giai đoạn lịch sử bài hát được lưu hành thì không nhiều người biết. Thêm vào đó, những ca khúc này vốn được các nhạc sỹ sáng tác nhằm dành tặng cho đối tượng thiếu nhi như một món quà khích lệ tinh thần các em trong học tập và lao động.

Xét về mặt nội dung, các bài hát trên chủ yếu xoay quanh những hoạt động rất đỗi bình thường của trẻ em nông thôn miền Bắc thời bấy giờ như: công việc hàng ngày của các bé nhà nông (Đưa cơm cho mẹ đi cày), niềm tin tất thắng vào tương lai đất nước (Bé bé bằng bông), niềm vui được đến trường (Đi học), tình yêu dành cho Bác Hồ (Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng), những cảm xúc hân hoan khi hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đã về (Mùa hoa phượng nở), thiếu nhi chung tay “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” (Em làm kế hoạch nhỏ). Những việc làm được nêu trong các bài hát là những công việc hàng ngày rất đỗi bình thường của thiếu nhi trong các giai đoạn lịch sử. Đó không phải là những chiến công, những sự hy sinh, sự đóng góp lớn lao… tựa như sự hy sinh của những người lính, những người mẹ liệt sỹ, những người vô danh đã góp phần tạo làm nên cuộc chiến vệ quốc vĩ đại hoặc công cuộc xây dựng XHCN.

"Bé bé bằng bông" - sự lạc nhịp của  “Giai điệu tự hào”? 3
Cặp đôi thể hiện ca khúc Lỳ và Sáo

“Khi nghe bình luận của các vị khách mời trong Giai điệu tự hào số 5 về bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” tôi thấy khá buồn cười. Là người sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuần nông, chỉ rời quê khi học xong phổ thông và ở quê tôi chuyện “đưa cơm cho mẹ đi cày” (và cả đi cấy) là điều hoàn toàn thực tế trong những năm 70 - 80 thế kỷ trước. Nó được coi là chuyện bình thường chứ không có gì đặc biệt cả. Những năm tháng đó, người làm nông nghiệp ở quê em phải canh tác cả ở những “cánh đồng làng” và cả những “cánh đồng xa” bên những xã khác", anh Nguyễn Thường (Cầu Giấy, Hà Nội), thành viên của diễn đàn "Bàn ca năm tháng" chia sẻ.

Theo anh Thường,  việc đưa cơm cho mẹ buổi trưa thậm chí diễn ra cả ở những cánh đồng làng khi mà khoảng cách từ ruộng về nhà không đủ gần để mẹ có thể dắt trâu (bò) về nhà ăn cơm rồi lại ra đồng buổi chiều, bởi cày một thửa ruộng lớn thường mất cả ngày. Nếu mẹ không đem theo cơm nắm từ buổi sáng thì những đứa trẻ sau khi đi học về, ăn trưa xong phải đem cơm nắm, muối vừng cho mẹ, được chị gói trong những chiếc mo cau. 

"Những bữa cơm đơn sơ đó thường chẳng có rau và thịt bao giờ. Mẹ thường chọn những chỗ có tán cây, dù có thể chỉ là tán cây mua ven những con mương để ăn trưa và nghỉ ngơi chốc lát. Ở những thửa ruộng không có cây cối thì chiếc nón lá và mấy tàu cọ chính vật che cái nắng hè oi ả cho mẹ. Những cảm xúc thời đó vẫn nguyên vẹn đến bây giờ và mỗi dịp về quê, tôi thường ngồi hồi tưởng lại, mặc dù bây giờ việc cày cấy ở quê đã được cơ giới hóa gần như hoàn toàn” – anh Thường viết. 

Có thể nói, những việc làm của tầng lớp thiếu nhi trong giai đoạn kể trên chỉ đáng được ghi nhận chứ chưa đủ tầm để tôn vinh trong một chương trình âm nhạc có chủ đề. Nó khác hẳn với mục đích của chương trình nhằm: “Ngợi ca, tôn vinh tác phẩm trong tổng thể bao gồm ca khúc, nghệ sĩ biểu diễn, dàn dựng sân khấu và bình luận. Ca sĩ xuất hiện trên sân khấu với vai trò là cầu nối, mang ca khúc ấy đến với khán giả hiện đại. Khán giả nhiều thế hệ dù đồng vọng hay phản biện nhưng đều gặp nhau ở sự “tự hào – xúc cảm – yêu thương”. Bên cạnh đó, các ca khúc trong chương trình cũng rất rời rạc với chủ đề và không hề thống nhất về mặt lịch sử.

Xét về mặt âm nhạc, đây không phải là những giai điệu tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam. Và nếu đặt trong dòng chảy âm nhạc thì những ca khúc này không đóng vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển của âm nhạc. Bản thân những ca khúc dành cho đối tượng thiếu nhi vẫn chưa đủ sức lay động để khơi dậy lòng tự hào trong mỗi người, nhất là với thệ hệ đã từng đi qua cuộc chiến, từng trải qua những khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Có thể nói, Giai điệu tự hào số 5, ngoài việc trình diễn lại những ca khúc thiếu nhi đã cũ thì không thực sự mang đến những cảm xúc, những tự hào… như các số phát sóng trước. Việc tranh luận giữa các thế hệ khách mời vì lẽ đó cũng không ăn nhập gì với chủ đề bài hát. Chẳng hạn, khi bàn về bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, các khách mời toàn xoay quanh chuyện trẻ con bị người lớn đánh cắp mất khoảng trời riêng, “bỏ tù” phụ huynh vì tội “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ, đổ lỗi cho ngành giáo dục vì chương trình học lỗi thời…

 Phần tranh cãi của 2 thế hệ khách mời khiến người xem có cảm giác như họ đang đi lạc đề dù cũng có lúc việc tranh cãi diễn ra khá căng thẳng. Thậm chí, MC gợi mở những câu hỏi  chẳng mấy liên quan gì đến chủ đề bài hát và các vị khách mời không có đất để hoàn thành vai trò của mình. 

Khánh Toàn

 

hatunglong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tản văn: Về với Pù Luông

Tản văn: Về với Pù Luông

Xem - nghe - đọc - 7 giờ trước

GĐXH - Cảnh vật làm chúng tôi liên tưởng đến phân cảnh kinh điển của Điện ảnh Việt Nam trong bộ phim "Ván bài lật ngửa"...

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 9 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 12 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 16 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

'Nương' Ninh Dương Lan Ngọc sau 14 năm 'Cánh đồng bất tận': Nổi tiếng và giàu có nhưng 'chết vai'

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Ninh Dương Lan Ngọc mới đây đã thông báo tạm hoãn hoạt động showbiz để dành thời gian đi học bên Úc. Sau 14 năm nổi danh với vai Nương của "Cánh đồng bất tận", nữ diễn viên tuổi Ngọ chưa có nhiều đột phá trong nghề.

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

NSND Minh Châu tuổi 68: Giành giải diễn viên xuất sắc, là bà ngoại xì-tin

Giải trí - 18 giờ trước

NSND Minh Châu vừa giành giải Diễn viên xuất sắc trong phim "Cu li không bao giờ khóc" tại Liên hoan phim Las Palmas (Tây Ban Nha). Nữ nghệ sĩ cũng vừa lên chức bà ngoại với nhiều cảm xúc.

Top