Bé gái 15 tháng tuổi bị bục dạ dày vì ăn ngô: 6 nhóm người này không nên ăn ngô
Ngô tuy là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn. Trường hợp bé gái bị hỏng dạ dày sau đây là ví dụ để bạn tham khảo.
Đau dạ dày vì ăn ngô sai cách
Ngô là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, protein, vitamin và carbohydrate. Ngô không chỉ là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết,…
Thế nhưng, ngô không phải là thực phẩm không gây nguy hại tới cơ thể. Cách đây 2 tháng, một bé gái 15 tháng tuổi tên Kỳ Kỳ đến từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng da xanh xao, bụng bị trướng.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết bé gái bị bục dạ dày và nguyên nhân chính là do bé gái ăn ngô liên tiếp trong 2 ngày.
Bố mẹ của Kỳ Kỳ cho biết, do đã 15 tháng tuổi nhưng trọng lượng của Kỳ Kỳ khá nhỏ so với độ tuổi nên họ quyết định bổ sung dưỡng chất cho con bằng cách hầm xương sườn với ngô cho con ăn.
Thấy Kỳ Kỳ thích ăn ngô nên người mẹ đã cho bé ăn cả một bát lớn. Tới ngày hôm sau, bụng của Kỳ Kỳ bỗng bị phình to, bé gái thở rất nặng nhọc, da tái mét khiến gia đình hốt hoảng đưa bé vào bệnh viện địa phương để thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ đã cho bé uống một loại thuốc kèm theo nước muối pha loãng nhưng bệnh tình không có gì chuyển biến. Sau đó, Kỳ Kỳ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Sau khi nghe cha mẹ của Kỳ Kỳ tường trình sự việc, bác sĩ chẩn đoán bé gái rất có thể bị thủng đường tiêu hóa. Do bệnh tình của Kỳ Kỳ ngày càng nguy cấp, thậm chí nhịp tim của Kỳ Kỳ có lúc còn ngừng đập nên một ca phẫu thuật đã được thực hiện ngay sau đó.
Các nhân viên y tế sau đó đã hồi sức tim phổi cho Kỳ Kỳ và nhịp tim của bé đã hồi phục trở lại. Sau khi mở khoang bụng, các bác sĩ choáng váng khi thấy dạ dày của Kỳ Kỳ bị bục ra và có rất nhiều hạt ngô chưa tiêu hóa nằm trong bụng.
Sau 3 – 4 tiếng phẫu thuật, bác sĩ đã vá dạ dày lại cho Kỳ Kỳ, giúp bé gái thoát khỏi nguy hiểm. Thế nhưng, dạ dày của Kỳ Kỳ khá yếu nên khoảng 10 ngày sau phẫu thuật, dạ dày của bé bị nhiễm trùng nặng và các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật lần 2.
Lý giải việc tại sao trẻ em ăn nhiều ngô lại gây nguy hiểm, một số chuyên gia cho biết ngô là một loại thực phẩm thô, giàu chất xơ nên khi ăn nhiều, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 15 tháng tuổi.
Không chỉ trẻ nhỏ, 6 kiểu người dưới đây cũng không nên ăn quá nhiều ngô:
1. Người thiếu sắt, canxi
Ngô có chứa axit phytic và chất xơ. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành chất kết tủa, gây cản trở sự hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
2. Người mắc bệnh đường tiêu hóa
Những bệnh nhân bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày cũng không nên ăn nhiều ngô. Nguyên nhân là do việc tiếp nạp lớn lương thực thô vào cơ thể rất dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
3. Người có khả năng miễn dịch kém
Ngô rất giàu cellulose, trong khi đó, nếu hấp thu mỗi ngày quá 50g cellulose trong thời gian dài, sẽ gây cản trở quá trình hấp thu protein vào cơ thể con người, giảm việc sử dụng chất béo. Đồng thời, việc này còn gây tổn hại tới một số chức năng quan trọng như tim, máu và làm giảm khả năng miễn dịch.
4. Người hoạt động thể lực nặng
Ngô là một loại thực phẩm tho, do đó có giá trị dinh dưỡng rất thấp, ít năng lượng. Vì vậy, ngô không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người hoạt động thể lực nặng.
5. Thanh thiếu niên đang phát triển thể chất
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ em có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng cũng như các hormone sinh lý, ăn nhiều ngô không chỉ ngăn cản sự hấp thụ cholesterol tốt và sự chuyển thành hóa hormone mà còn gây cản trở sự hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể.
6. Người già và trẻ em
Do chức năng tiêu hóa của người già bị giảm đi và chức năng tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn chất xơ sẽ là một gánh nặng lớn đối với hệ tiêu hóa. Hơn nữa, tỷ lệ hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong ngô tương đối thấp, không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.
Theo Trí thức trẻ

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 13 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 18 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.