Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái bị xuất huyết dạ dày trên nền COVID-19, chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu bệnh tuyệt đối không được bỏ qua!

Thứ ba, 15:27 19/04/2022 | Bệnh thường gặp

GiadinhNet - Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người thừa cân, béo phì phòng tránh bệnh hậu COVID-19 thế nào cho hiệu quả?Người thừa cân, béo phì phòng tránh bệnh hậu COVID-19 thế nào cho hiệu quả?

GiadinhNet - Nhiều nghiên cứu đã xác định béo phì là một yếu tố nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh.

Theo thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), bệnh viện vừa cấp cứu kịp thời ca bệnh nhi nghi bị xuất huyết dạ dày trên nền COVID-19.

Bệnh nhân là bé gái 13 tuổi, ở Cần Thơ. Gia đình cho biết, em bị sốt, đau họng 3 ngày trước. Hai ngày sau, trẻ bớt sốt, nhưng đau bụng, ói ra máu, người nhà đưa đến bệnh viện địa phương sơ cứu, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhi lừ đừ, da niêm nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, ói ra máu đỏ tươi, tiêu phân đen.

Qua thăm khám, xét nghiệm Hct (chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu) chỉ còn 12%, trong khi bình thường tuổi này khoảng 40-45%. Xét nghiệm test nhanh COVID-19 và RT PCR đều dương tính.

Bé gái bị xuất huyết dạ dày trên nền COVID-19, chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu bệnh tuyệt đối không được bỏ qua! - Ảnh 2.

Bệnh nhi được theo dõi điều trị tích cực tại bệnh viện

Bệnh nhi được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa nặng nghi do viêm loét dạ dày tá tràng trên nền COVID-19. Sau đó, em được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc, truyền khoảng 1,5 lít máu và huyết tương tươi đông lạnh, 6 đơn vị tiểu cầu đậm đặc.

Các bác sĩ tiến hành nội soi cấp cứu và ghi nhận ổ loét chảy máu rỉ rả ở dạ dày. Ê kíp cầm máu ổ loét, chuyển khoa hồi sức ngoại thở máy, sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm tiết dịch vị, kháng sinh.

Sau một tuần điều trị, hiện bệnh nhi đã cai được máy thở, tỉnh táo, không ói, uống được sữa, tiêu phân vàng. Xét nghiệm PCR COVID-19 cũng âm tính sau 14 ngày.

SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào tế bào đường tiêu hóa?

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, các nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 không chỉ xâm nhập vào tế bào đường hô hấp thông qua thụ thể men chuyển 2 (ACE2) mà còn xâm nhập vào tế bào đường tiêu hóa. Thụ thể ACE2 không chỉ biểu hiện ở các mô đường hô hấp, tim mạch, gan, thận, tụy, mà cũng có nhiều trong hệ thống đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, manh tràng và ruột già. Qua đó, làm cho SARS-CoV-2 có thể tấn công đường tiêu hóa gây viêm loét xuất huyết, cũng như gây mất cân bằng nội môi trường tiêu hóa đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột, gây triệu chứng nôn ói, đau bụng, đầy hơi, táo bón, xuất huyết tiêu hóa.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh khi thấy trẻ sốt kèm ói, đau bụng tiêu chảy... hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chính xác và điều trị thích hợp.

Bé gái bị xuất huyết dạ dày trên nền COVID-19, chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu bệnh tuyệt đối không được bỏ qua! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Xuất huyết dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến bạn nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng và những thay đổi cơ thể không thể hiện rõ, tuy nhiên nó có thể khiến bạn mắc nguy cơ thiếu máu.

Khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay trở nên lạnh ngắt...mạch yếu dần đi, ngất xỉu... Trong trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời, tính mạng sẽ bị đe dọa.

Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ có thể nội soi để kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Các trường hợp xuất huyết dạ dày nặng cần được cầm máu ngay lập tức và điều trị hồi sức tich cực cùng với điều trị nguyên nhân gây xuất huyết.

Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ.

Xử lý phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia Xử lý phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia

GiadinhNet - Phụ huynh không cần lo lắng vì các phản ứng tại vết tiêm như chai cứng, nổi u cục, phát ban, đau nhức... sẽ tự biến mất sau khoảng một thời gian mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Tình hình tiêm chủng vaccine cho học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi trên khắp cả nước

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, mọi người không nên chủ quan với biểu hiện đau xương khớp, đau cột sống nhất là khi dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc kèm theo tê bì, yếu chi thì nên cảnh giác hơn về bệnh lý nghiêm trọng chứ không phải thoái hóa.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Top