Bé Kem vào Nam chữa bệnh
GiadinhNet - Sau trận nhiễm trùng máu phải nằm viện, bé Kem gầy tóp cả má, chân tay đã bé, giờ còn bé hơn...
Không thể tin bé Kem nặng 11 kg
Cả tháng nay gia đình chị Trần Phương Lan (đường Giải Phóng, Hà Nội) mẹ nuôi của bé trai bị bỏ rơi sau 24 ngày tuổi Nguyễn Hồng Vũ (ở nhà gọi là bé Kem) vào Đà Nẵng nghỉ dưỡng, rồi vào TP Hồ Chí Minh luôn để bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp khám bệnh theo lịch hẹn.

Chị Lan đưa bé Kem vào TP Hồ Chí Minh chữa bệnh - Ảnh facebook.
Theo một nữ “Mạnh Thường Quân” giúp mẹ con bé Kem trong những ngày ở TP Hồ Chí Minh, chị ở với bé Kem có 1 đêm thôi mới hiểu được phần nào nỗi vất vả của chị Lan và gia đình. Trong 1 đêm mà bé Kem khóc 3 lần, mỗi lần 2 giờ - chắc vì đau nhức, vì lạ nhà nên con không ngủ được.
Trộm vía chị Nhím của bé Kem cũng khoẻ, cứ đọc truyện, rồi hát, dỗ em cả đêm. Chị chỉ đi loanh quanh chứ không dám hỏi bé Kem, vì hỏi là bé còn gào to hơn. Chị xót bé Kem, thương Nhím, thương chị Lan và cả bà Lương giúp việc. Nếu những con người bình dị ấy không có tình yêu thương thật sự thì không thể có tấm lòng lo lắng đáng quý với bé Kem như thế.
Buồn cười khi vào Bệnh viện Việt Pháp đóng tiền viện phí, các cô y tá bảo, có rất nhiều bệnh nhân EB (ly thượng bì) tới đây khám, nhưng trộm vía bé Kem là lanh lợi, thông minh nhất. Tới lúc cân đo thì các y tá cứ bảo chắc nhìn nhầm, viết nhầm, chứ làm gì có bệnh nhân EB nào 19 tháng mà cân nặng hơn 11kg? Cùng lắm là 7kg thôi – và các y tá giục nhau cân lại xem có nhầm không. Kết quả là họ đã không cân nhầm.

Bé Kem luôn quấy khóc vì đau đớn. Ảnh facebook.
Xót thương con phải cắt da, khâu thịt
Theo lịch hẹn, ông bác sĩ người Pháp chuyên về bệnh EB đã tiếp đón bé Kem vào khám. Lần khám này chủ yếu lấy mẫu da, máu… để làm các sinh thiết quan trọng dùng cho việc nắm rõ tình trạng bệnh để khi có thuốc điều trị là bé Kem sẽ dùng được ngay. Kết quả sinh thiết ít nhất phải 6 tháng nữa mới có.
Tới phòng khám, ông bác sĩ người Pháp cứ hỏi đi hỏi lại Nhím về bé Kem, thế nhưng khi nhìn ông lấy cái kéo cắt da thịt của bé Kem, khiến bé đau đớn giãy giụa, gào thét lạc cả giọng… thì mặt Nhím và mẹ Lan cứ thẫn ra đau đớn như cắt chính da thịt họ. Đã thế bé Kem khoẻ, nó đạp đến nỗi máu tay, máu chân, máu cả người nó thấm đẫm mấy lớp băng gạc. Gần 1 tiếng đồng hồ tiểu phẫu, chị Huyền Nguyễn lần đầu gặp bé Kem đã xót thương đứt ruột đứt gan.
Rồi ông bác sĩ cũng cắt và khâu xong chỗ da thịt của bé Kem vừa bị cắt.
Nhưng khi phải thay băng ở nhà mới đáng sợ. Chị Lan và các nhà hảo tâm gồm 4 người lớn vừa dỗ dành, vừa băng bó lau rửa, vừa lấy đồ từ 4 cái va li toàn băng gạc, thuốc men, dụng cụ mà chị Lan sắp sẵn mang theo ra… phút chốc căn phòng ở y như phòng phẫu thuật của bệnh viện. Chỉ cần chứng kiến một lần thay băng cho bé Kem mới biết gia đình chị Lan cực khổ vì bệnh tật với bé Kem thế nào, và tình yêu thương của họ với bé Kem lớn lao ra sao.

Ai cũng mong có phép màu cho con khỏi bệnh, nhưng mơ ước của mẹ là con không bị chảy máu nữa. Ảnh facebook.
Mơ ước của mẹ là con không chảy máu
Mẹ con bé Kem phải ở TP Hồ Chí Minh gần 10 ngày, nhớ nhà mà không thể về, vì phải cố đợi thêm đến cuối tuần theo dõi con vì sợ sốt, sợ nhiễm trùng vết cắt.
Tới ngày 15/7/2016, vết khâu đã khô miệng. Chị Lan và các mẹ EB thở phào, chị Lan bảo: “Giờ thì lên đường về Thủ đô thôi. Ơn trời, ơn Phật độ cho chuyến đi suôn sẻ. Cảm ơn những người bạn đáng yêu đã giúp đỡ gia đình bé Kem từ miếng ăn, tới đi lại và cả… giải trí. Con đỡ rồi, lên đường về quê cho mẹ tiếp tục làm lụng, tích luỹ để có cơ hội chữa bệnh là mấy mẹ con lại… lên đường.
Chị Lan chia sẻ, đưa bé Kem đi xa, vào tận trong Sài Gòn điều trị bệnh là điều chị Lan không dám mơ ước. Nhưng những tấm lòng từ thiện phía Nam đã khích lệ, giúp mơ ước của chị từng bước hiện hữu. Chị Lan luôn hy vọng và mong muốn bé Kem sẽ khoẻ mạnh, để không phụ công các nhà hảo tâm rất thương yêu con. Trộm vía giờ chả mơ ước gì mà chỉ mơ ước nó không chảy máu mà thôi.
Mong phép màu sẽ đến với bé Kem. Mong mọi điều tốt lành sẽ đến với mẹ con chị Lan và mọi người xung quanh bé Kem.
Hơn 1 tháng trước bé Kem bị ốm quá nặng, bị lột da hết ở bụng và hai chân, bị nhiễm trùng máu phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Lúc đó chị Lan nghe thông tin các bác sĩ Bệnh viện Pháp Việt trong TP Hồ Chí Minh có chữa bệnh EB. Chị đã đăng ký khám và đã được chuyên gia về bệnh EB là một bác sĩ người Pháp khẳng định là hiện tại chưa chữa được và biện pháp tối ưu nhất là băng bó.
Ông khen bé Kem đã được chăm sóc đúng cách, được dùng băng gạc chất lượng tốt. Ông hướng dẫn chị mua 1 hộp kem về dùng cho bé Kem, kết quả rất khả quan.
Uyển Hương

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộ - 21 phút trướcGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng
Cảnh ngộ - 2 ngày trướcGĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.