Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé nhà bạn có bị chậm nói?

Thứ ba, 07:00 29/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chậm nói sẽ làm chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt cũng như ngôn ngữ nghe – hiểu. Trong khi ngôn ngữ là vốn liếng giúp cho bé thành công trong việc học.

Quá trình phát triển nghe – nói được xây dựng từ lúc trẻ còn rất nhỏ và từng giai đoạn nếu trẻ có biểu hiện phát triển chậm hoặc không phù hợp thì cần phải can thiệp, không nên chờ đến 3-4 tuổi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể can thiệp kịp thời khi phát hiện sớm. Dưới đây là các dấu hiệu báo động mà phụ huynh chúng ta nên lưu ý nhé:

0-12 tháng

- Không bập bẹ: Bập bẹ là trẻ có thể phát ra một chuỗi các âm thanh như “baba”, “măm măm”.

- Không bắt chước động tác hoặc âm thanh con vật, đồ vật như ò ó o (tiếng gà gáy), gâu gâu (tiếng chó sủa), ụm-bò (tiếng bò kêu)

- Khó cho ăn (6-12 tháng): Chỉ bú bình, không thể đút muỗng.

- Không cùng chú ý: Không nhìn theo hướng ba, mẹ muốn chỉ cho bé thấy.

- Không đáp ứng khi gọi tên: Khi bé được 6 tháng tuổi, gọi tên bé biết quay lại.

- Có bệnh sử nhiễm trùng tai, viêm tai giữa tái đi, tái lại.

1-2 tuổi

- Giới hạn từ vựng (2 tuổi, có khoảng 250 từ): Vốn từ diễn đạt rất ít, chỉ dùng được vài từ để giao tiếp.

- Không thể nghe – hiểu làm theo một yêu cầu đơn giản,  ví dụ “Đưa mẹ gấu bông!”.

- Nói lắp thường xuyên.

- Có những kiểu chơi rập khuôn lặp đi lặp lại, khác thường, ví dụ như chơi quay quay bánh xe đồ chơi, ít tương tác với mọi người xung quanh.

- Khó cho ăn.

2-3 tuổi

- Không nói được cụm từ 2-3 từ, ví dụ “Ba đi chơi!”.

- Người lạ chỉ hiểu được 50% những gì bé nói.

- Nói lắp.

- Không làm theo lời hướng dẫn .

- Có những kiểu chơi khác thường, tương tác xã hội kém.

3-4 tuổi

- Không nói được câu 4-5 từ, ví dụ ” Con muốn đi chơi”.

- Không thể trả lời một số câu hỏi.

- Lời nói khó hiểu với ba mẹ.

- Nói lắp.

- Không làm theo lời hướng dẫn.

- Có những kiểu chơi bất thường, tương tác xã hội kém.

Khi một bé đã có các dấu hiệu chậm nói so với trẻ bình thường khác, các phụ huynh nên cho bé đến gặp các nhà chuyên môn để kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến kỹ năng giao tiếp nói chuyện của bé. Các nhà chuyên môn chúng ta cần gặp là:

- Bác sĩ tai- mũi- họng, bác sĩ sẽ tìm các bệnh lý liên quan làm bé chậm nói như: Bệnh viêm tai giữa, dị tật tai, vấn đề bất thường về thần kinh thính giác.

- Bác sĩ thính học, bác sĩ này sẽ thực hiện các kiểm tra thính lực để bảo đảm sức nghe của bé bình thường, vì bé có nghe rõ thì mới học nói được.

- Nhà trị liệu ngôn ngữ, họ sẽ lượng giá mức độ phát triển về nghe-nói của bé, tìm ra các vấn đề khó khăn trong giao tiếp hoặc phát hiện các khiếm khuyết nguyên nhân làm cho bé chậm nói, từ đó lên kế hoạch can thiệp cho bé và tư vấn cho gia đình.

Hà Thị Kim Yến/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 43 phút trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top