Bé trai 11 tuổi đã mắc ung thư tinh hoàn, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu phát hiện sớm bệnh
GĐXH – Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn không cao nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
Ngày 15/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhân nhỏ tuổi mắc ung thư tinh hoàn.
Theo đó, bé trai 11 tuổi được người nhà đưa đến viện thăm khám vì có dấu hiệu đau vùng kín. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhi được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn di căn, một căn bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra ở độ tuổi còn nhỏ.
Điều này cảnh báo về sự cần thiết của việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn, nhất là ở các bé trai trong độ tuổi dậy thì.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, ung thư tinh hoàn là loại ung thư xảy ra ở tinh hoàn, bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng và hormone giới tính nam. Đây là căn bệnh khá hiếm nhưng có thể gặp ở những đối tượng nam giới trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên và người trưởng thành dưới 40 tuổi.

Ung thư tinh hoàn hiếm gặp nhưng có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Dù tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn không cao nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi ung thư tinh hoàn di căn, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, phổi và gan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn:
- Sưng hoặc cục u ở một hoặc cả hai tinh hoàn.
- Cảm giác nặng nề hoặc đau ở vùng bìu.
- Đau lưng hoặc cảm giác đau vùng bụng dưới.
- Thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của tinh hoàn.
- Cảm giác khó chịu hoặc đau dai dẳng không rõ nguyên nhân.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư tinh hoàn?
Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn như:
Bệnh lý: Tinh hoàn lạc chỗ; tinh hoàn phát triển bất thường.
Tiền sử gia đình: Nếu các thành viên gia đình đã bị ung thư tinh hoàn, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Tuổi tác: Ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và nam giới trẻ tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 15 đến 35. Tuy nhiên, bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Dân tộc: Ung thư tinh hoàn thường gặp ở đàn ông da trắng hơn da đen.
Một số ngành nghề: Thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe là những người có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn.
Thói quen sinh hoạt: Những nam giới hay mặc đồ lót quá chật hoặc những trang phục bó sát cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến tinh hoàn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tinh hoàn?
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn, các gia đình mới sinh em bé cần kiểm tra xem con có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không. Đặc biệt là xem 2 tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác. Nếu trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phải mổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi.
Cùng với đó, tất cả nam giới, nhất là thanh niên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh (nếu có).


Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 16 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 21 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.