Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân
GĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.
Sốc nhiễm khuẩn – suy hô hấp sau 2 tháng bị chó cắn
Ngày 13/5, khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bé trai 13 tuổi, ở Bình Gia – Lạng Sơn trong tình trạng mệt mỏi, ăn kém, sốt cao liên tục. Bé được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn – suy hô hấp độ 3/Theo dõi bệnh dại. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, cho thở máy, truyền kháng sinh, sử dụng thuốc vận mạch… Tuy nhiên, tình trạng cháu bé rất nặng, không tiến triển, nguy cơ tử vong cao nên gia đình xin dừng điều trị.
Trước đó 2 tháng, cháu bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được tiêm phòng, không theo dõi con chó đã cắn mình.
Bệnh dại ở động vật, đặc biệt là thú nuôi trong gia đình như chó, mèo thường có nguy cơ tăng cao vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nóng bức là điều kiện cho virus dại phát triển.

Người dân còn khá chủ quan, khi bị chó mèo cắn không thực hiện tiêm phòng hay theo dõi chó, mèo đã cắn mình. Ảnh minh họa
Trên thực tế, người dân còn khá chủ quan, khi bị chó mèo cắn không thực hiện tiêm phòng hay theo dõi chó, mèo đã cắn mình. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh của bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí 1 năm. Nếu không thực hiện dự phòng tốt sẽ dẫn đến những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.
Người dân cần lưu ý khi nuôi chó mèo phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo, tiêm nhắc lại mũi dự phòng bệnh dại 12 tháng một lần. Sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh. Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó mèo cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó mèo cắn.
Tỷ lệ tử vong lên tới 100% nếu người bệnh đã phát cơn dại
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, không có thuốc điều trị đặc hiệu và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi bị động vật dại cắn hay bất kỳ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng vắc-xin, điều trị phơi nhiễm kịp thời.
TS.BS Ngô Thanh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: “Chó nhà, kể cả chó nhỏ, nếu không được tiêm vắc xin định kỳ vẫn có thể mang virus dại, dù không có biểu hiện rõ ràng. Virus tồn tại trong nước bọt và có thể lây sang người qua vết cắn”.
Virus dại là một trong những tác nhân truyền nhiễm nguy hiểm nhất, với tỷ lệ tử vong lên tới 100% nếu người bệnh đã phát cơn dại. Người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, không thả rông chó mèo, nếu đưa chó ra ngoài, phải đeo rọ mõm.
Cần đến cơ sở y tế để được xử trí và tiêm phòng đúng phác đồ
Tuyệt đối không để trẻ nhỏ tiếp xúc gần với chó lớn khi không có người giám sát. Khi bị chó cắn – kể cả chó đã được tiêm phòng – cần đến cơ sở y tế để được xử trí và tiêm phòng đúng phác đồ.
"Mùa hè là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát. Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ, trong khi tình trạng thả rông vật nuôi không tiêm phòng vẫn phổ biến.
Đây là điều kiện thuận lợi để virus dại lây lan trong cộng đồng. Mỗi sự chủ quan đều có thể phải đánh đổi bằng sức khỏe – thậm chí là tính mạng", các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo.
Cần làm gì khi bị chó, mèo cắn?
Trường hợp không may bị chó mèo cắn, cần chú ý như sau:
- Cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch.
- Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
- Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 2 giờ trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 3 giờ trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 10 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 14 giờ trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 14 giờ trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa
Y tế - 1 ngày trướcCác bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trẻ bị sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần trong 1 năm, bố mẹ đưa đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ có bàn chân bẹt hai bên, chân phải (chân trụ) mức độ nặng hơn chân trái.

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị vỡ khí quản gốc hai bên. Đây là một tổn thương rất nghiêm trọng và hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cực cao.

Du khách nước ngoài vào cấp cứu '9 phần tử vong': Tôi như được sống lại lần nữa
Y tế - 3 ngày trướcGiữa chuyến du lịch Việt Nam, một du khách người Ba Lan (69 tuổi) đối mặt với tử thần khi động mạch chủ ngực - bụng bị lóc tách kèm khối phình khổng lồ sắp vỡ.

Người đàn ông nhập viện khẩn do thói quen dùng điện thoại nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát nghiêm trọng, bàn tay bị chẻ đôi giữa đốt ngón II-III, ngực, bụng có vết thương.