Bé trai nhập viện khẩn do nghịch dây rút quần, khuyến cáo những điều bố mẹ nên biết để bảo vệ con trong dịp nghỉ hè
GĐXH – Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ là đối tượng dễ có nguy cơ gặp các tai nạn thương tích như: Nuốt phải dị vật, ngã chấn thương, điện giật, đuối nước…, đặc biệt là trong bối cảnh dịp nghỉ hè sắp đến.
Trẻ gặp họa do tò mò, "nghịch dại"
Ngày 10/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa của bệnh viện đã xử trí và cấp cứu thành công một trường hợp hi hữu do tai nạn trong sinh hoạt.
Cụ thể, bệnh nhi là bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội). Theo lời kể người nhà, trước khi vào viện khoảng 3 tiếng, trẻ cùng hai anh (8 tuổi và 11 tuổi) chơi, xem tivi với nhau trong một phòng riêng. Theo hình ảnh camera ghi lại, khi vào phòng riêng, cháu cầm theo một sợi dây dài khoảng 80cm.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Khi gia đình phát hiện, trẻ trong tình trạng dây rút quần quấn xung quanh cổ và treo mình trên dây mắc màn giăng ngang phòng. Lúc đó, trẻ có dấu hiệu tím tái, khó thở. Gia đình có thổi ngạt, ép tim tại chỗ trong 5 phút, sau đó, trẻ tự thở trở lại, môi hồng, nhưng lơ mơ không tỉnh nên gia đình đưa con vào BVĐK Nông nghiệp cấp cứu.
Tại BVĐK Nông nghiệp, bệnh nhi lơ mơ và kích thích, nghi ngờ tổn thương não do "treo cổ" dù kết quả chụp chiếu sọ não, cột sống cổ bệnh nhi chưa có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Bạch Mai để theo dõi, đánh giá thêm tình hình.
Thời điểm tiếp nhận ở Trung tâm Nhi khoa, bệnh nhi hôn mê, bóp bóng qua nội khí quản, xuất huyết dạng chấm rải rác vùng đầu mặt và có vết lằn đường kính 0,5cm dài 25 cm ở vùng cổ trước.
Bệnh nhi nhanh chóng được cấp cứu và điều trị bằng phương pháp kỹ thuật cao "hạ thân nhiệt chỉ huy" (chủ động). Phương pháp này nhằm bảo vệ thần kinh, giảm thiểu các tổn thương não, các biến chứng tuần hoàn, hô hấp và tăng khả năng sống sót của người bệnh.
Sau 5 ngày nằm viện, bệnh nhi đã tỉnh táo hoàn toàn. Kết quả chụp tim, phổi, MRI sọ não, cột sống cổ không thấy bất thường.
Trường hợp này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ gặp tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi - độ tuổi hiếu động và tò mò nhưng chưa nhận biết được các mối nguy hiểm.
Ngay vài ngày trước, một bé trai 2 tuổi (ở TP.HCM) đã được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cấp cứu trong tình trạng bỏng toàn bộ khoang miệng do uống nhầm bột thông cống.
Theo lời người nhà, mẹ bé để bột thông cống trong kệ tủ, bé tưởng đồ ăn nên mở ra lấy cho vào miệng. Khi được phát hiện, do hoảng quá, người mẹ đã lấy nước cho con uống sau đó đưa con đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, trẻ sốt, bỏng toàn bộ khoang miệng, không thể ăn uống và có dấu hiệu nhiễm trùng với các chỉ số viêm tăng cao. Bệnh nhi được nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng để đánh giá tổn thương. Kết quả cho thấy bé bị bỏng thực quản độ 2.
Hay trước đó không lâu, khi đang chơi đồ chơi, bé gái 4 tuổi (ở Hà Nội) đã vô tình nuốt phải pin cúc áo. Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, các bác sĩ nhận thấy, thực quản chu vi xung quanh pin đã loét hết, phía trên và phía dưới dị vật đều phù nề chít hẹp hết đường ra cũng như đường xuống dạ dày. Điều đáng nói, viên pin to, mắc ở thực quản khiến các nỗ lực gắp pin ra đều gặp khó khăn. May mắn, sau 3 giờ nỗ lực, ê kíp đã thành công lấy được viên pin ra khỏi cơ thể trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ là đối tượng dễ có nguy cơ gặp các tai nạn thương tích như: Nuốt phải dị vật, ngã chấn thương, điện giật, đuối nước, uống nhầm hóa chất, gặp nạn với các vật dụng sắt nhọn…, nhất là trong bối cảnh dịp nghỉ hè sắp đến.

Trẻ nhỏ hiếu động, dễ gặp tai nạn thương tích, nhất là trong dịp nghỉ hè (tranh minh họa).
Vì vậy, để bảo vệ trẻ tránh những tai nạn đáng tiếc, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý một số biện pháp cụ thể sau:
Phòng chống đuối nước: Đảm bảo ao, hố chứa nước, cống thoát nước trong khu vực xung quanh nhà phải có hàng rào chắc chắn ngăn trẻ tiếp cận. Bể chứa nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn; người lớn cần quan tâm dạy cho trẻ tập bơi sớm.
Phòng chống ngộ độc: Các hóa chất như xăng, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, các chất diệt côn trùng, chất tẩy rửa và bột giặt để trong kho hoặc tủ có khóa để trẻ không tiếp cận được.
Phòng chống ngã: Cửa sổ phải có chấn song để trẻ không chui qua được, làm cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang khi có trẻ dưới 6 tuổi. Cầu thang phải có lan can chắc chắn với chấn song đảm bảo trẻ không chui qua được hoặc trèo lên.
Phòng chống thương tích do các vật sắc nhọn: Sắp xếp gọn gàng các vật sắc nhọn, dụng cụ lao động phải để ngoài tầm với của trẻ hoặc kho có khóa để không gây thương tích cho trẻ; bịt các góc nhọn ở cạnh bàn khi nhà có trẻ nhỏ.
Phòng chống tai nạn với dây: Hạn chế hoặc loại bỏ các vật dụng có dây trong tầm với của trẻ nhỏ. Không để trẻ chơi với dây rút quần áo, dây túi xách, dây rèm cửa, dây sạc điện thoại, dây tai nghe; tránh mặc quần áo có dây rút dài, đặc biệt là ở vùng cổ áo hoặc mũ trùm đầu; dạy trẻ không được quấn dây quanh cổ, không leo trèo với dây, không đùa nghịch khi có dây gần người.
Phòng chống bỏng, điện giật: Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc phải có vỏ bọc chắc chắn, đảm bảo an toàn; đèn, bật lửa, đồ đựng thức ăn nóng, phích nước nóng cần sắp xếp để ở ngoài tầm với của trẻ.
Phòng chống bị động vật cắn, đốt: Nên phát quang xung quanh nhà, vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ và phải được tiêm phòng theo đúng quy định.
Ngoài các biện pháp trên, bố mẹ cần tìm hiểu các kỹ năng sơ cứu cơ bản để xử lý kịp thời nếu có tai nạn xảy ra, đặc biệt là kỹ thuật hồi sức tim phổi cho trẻ nhỏ.


Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời
Sống khỏe - 6 giờ trướcSáng 13/5/2025, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vui mừng đón "công dân nhí" đầu tiên chào đời bằng phương pháp "đẻ không đau" tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.

Phòng ngừa COVID-19: Không hoang mang nhưng cũng không được chủ quan
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Nhiều chuyên gia nhận định, COVID-19 hiện được xem là cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn người dân hiện nay đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 là rất thấp. Tuy nhiên, mọi người cũng không được chủ quan.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 12 giờ trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 27, bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép quả thận do mẹ hiến tặng
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Người hiến là mẹ ruột của người bệnh H – cặp ghép có cùng huyết thống. Trước tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng của con, người mẹ đã tự nguyện hiến thận.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Phát thuốc 2 tháng/lần cho người mắc tiểu đường, huyết áp... để giảm thời gian chờ khám BHYT, giảm tải bệnh viện
Y tế - 13 giờ trướcSKĐS - Theo Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn các bệnh viện phát thuốc 2-3 tháng/lần cho người bệnh mắc bệnh mạn tính (như tiểu đường, huyết áp...) để được điều trị ổn định...

Hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam do thuốc lá gây ra
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm. Trong đó 84.500 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc chủ động và 18.800 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.