Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày

Thứ tư, 11:00 30/12/2020 | Sống khỏe

Lạm dụng rượu, bia rất có hại cho sức khỏe, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì bị viêm gan nhiễm độc, xơ gan do rượu.

Hệ lụy sức khỏe do uống rượu, bia

Mới đây, BVĐK MEDLATEC vừa tiếp nhận một bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì tình trạng viêm gan nhiễm độc do rượu.

Bệnh nhân N.K.Q, 39 tuổi, tại Gia Lâm, Hà Nội đến khám vì lý do một tháng nay xuất hiện mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau mỏi các khớp kèm theo đau tức bụng vùng thượng vị (trên rốn), bị tiêu chảy ngày 3-4 lần/ngày.

Khi thác tiền sử, bệnh nhân Q., cho biết, bản thân đã uống rượu nhiều năm trên 500ml/ngày.

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày - Ảnh 1.

Uống bia, rượu nhiều và lâu năm là yếu tố đe dọa sức khỏe của gan

Sau khi được các bác sĩ trực tiếp khám lâm sàng nhận định tình trạng bệnh, bệnh nhân Q., được chỉ định xét nghiệm đánh giá công thức máu, các yếu tố đông máu, chức năng gan, thận, viêm gan virus, đường máu, mỡ máu, siêu âm ổ bụng và đàn hồi mô gan, nội soi thực quản dạ dày để tìm nguyên nhân gây ra các biểu hiện bất thường.

Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân cho thấy: Tất cả các chỉ số men gan đều tăng cao, đặc biệt chỉ số đánh giá tình trạng nhiễm độc gan (GGT): 5662.3 (U/L), tức tăng hơn 90 lần so với giới hạn bình thường 8-61U/L; Viêm gan virus âm tính; Glucose máu và HbA1C tăng; Kết quả chấn đoán hình ảnh, siêu âm ổ bụng thấy xơ gan, gan nhiễm mỡ độ II, túi mật to; Nội soi viêm dạ dày, sẹo loét hành tá tràng.

Trước kết quả khám có bất thường đó, bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị cho đến khi tình trạng bệnh ổn định.

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày - Ảnh 2.

Ung thư gan - hậu quả nghiêm trọng do uống rượu, bia

Nói về tác hại của rượu, bia, BSCKI. Bùi Văn Hải - Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, BVĐK MEDLATEC cho biết: Rượu, bia là những loại đồ uống có chứa cồn ethanol với nồng độ khác nhau nên khi uống quá nhiều sẽ gây độc cho cơ thể. Đặc biệt tại gan, 90 - 95% rượu được chuyển hóa để xử lý đào thải (còn lại rượu sẽ bài tiết qua thận, da, phổi), vì vậy đây là cơ quan chịu tác động lớn nhất những hậu quả do rượu gây ra như men gan tăng cao, viêm gan nhiễm độc, xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu bệnh tiến triển.

Rượu cũng làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác, từ miệng, thực quản, dạ dày,… nồng độ cồn cao gây kích ứng niêm mạc, viêm loét, chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa. Rượu vào máu, được hệ tuần hoàn vận chuyển đến khắp các mô trong cơ thể làm giãn mạch, cảm giác nóng và hạ huyết áp. Khi đến não, rượu tác động lên hệ thần kinh, tùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu mà có các trạng thái khác nhau như hưng phấn, kích động, ảo giác, loạn thần, giảm hoặc mất khả năng kiểm soát hành vi, chức năng của cơ thể (ức chế hoạt động thần kinh, làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và tư duy). Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Dấu hiệu cảnh báo viêm gan nhiễm độc do rượu

Viêm gan nhiễm độc do rượu rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Để phát hiện và cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, bác sĩ Hải chia sẻ những dấu hiệu cảnh báo viêm gan nhiễm độc do rượu mà người dân nên cảnh giác như:

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày - Ảnh 3.

Người bị viêm gan nhiễm độc do rượu có thể bị sụt cân, đau bụng,…

• Mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng;

• Sụt giảm cân nặng;

• Buồn nôn, ói mửa;

• Đau bụng;

• Đặc biệt, với nhóm người nghiện rượu nặng, lâu năm, nếu không phát hiện và điều trị có thể dẫn đến xơ gan cổ trướng, suy gan, thận nặng.

Đồng thời, bác sĩ Hải cũng khuyến cáo: Người dân nên hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, trong trường hợp bất khả kháng cần dùng đúng cách như không uống vào lúc đói và kèm với nước có gas hay caffeine, uống chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miêng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc.

Cách kiểm tra tổng thể các tổn thương gan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương gan, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là viêm gan nhiễm độc do rượu. Đặc biệt, trong dịp tết dương, tết âm 2021 sắp tới là thời điểm có rất nhiều cuộc liên hoan, uống rượu, bia, càng làm tăng nguy cơ gây hại tới gan do vậy, người dân cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra, còn có các tác nhân khác làm tổn thương gan dẫn tới nhiễm độc gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan như: Virus viêm gan (A, B, C, D, E); Sử dụng thuốc kháng sinh, thực phẩm không rõ nguồn gốc có lẫn hóa chất công nghiệp hoặc các loại đồ ăn đã bị nấm mốc, ôi thiu.

Theo bác sĩ Hải, để có lá gan khỏe, người dân cần định kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt cần kiểm tra trước hoặc sau tết với những nhóm người thường xuyên phải đi xã giao, nhậu nhẹt; Có người thân hoặc bản thân bị mắc viêm gan virus; Tiền sử gia đình mắc các bệnh xơ gan, ung thư gan; Người mắc các bệnh lý nền tiểu đường, thừa cân, béo phì; Gặp stress và căng thẳng kéo dài. Đây là cách giúp phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày - Ảnh 4.

Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm nhất mầm bệnh ngay khi chưa có triệu chứng

Để kiểm tra bệnh lý về gan, thông thường, người khám có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các thăm dò cận lâm sàng cơ bản sau:

• Khám tổng quát, kiểm tra huyết áp, nhịp tim, cân nặng;

• Các xét nghiệm như đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận, tổng phân tích tế bào máu, đông máu cơ bản, xét nghiệm viêm gan virus (nồng độ kháng nguyên, kháng thể, virus hoạt động), đo tải lượng virus, tổng phân tích nước tiểu;

• Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng tổng quát, Fibroscan - siêu âm đàn hồi mô gan, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, BVĐK MEDLATEC luôn địa chỉ lựa chọn an tâm của hàng triệu gia đình Việt. Khi đến bệnh viện, người dân có điều kiện tốt nhất để chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh lý các chuyên khoa nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bệnh nhân bất ngờ nhập viện do nhiều năm uống 500ml rượu mỗi ngày - Ảnh 5.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tiện lợi chăm sức khỏe của mọi gia đình Việt

Trường hợp khách hàng eo hẹp thời gian hoặc khó khăn đi lại, giờ đây việc kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra có bệnh lý mạn tính, tầm soát ung thư tại nhà trở nên vô cùng dễ dàng, thuận lợi với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.

Theo đó, khi có nhu cầu xét nghiệm tại nhà, người dân chỉ cần đặt lịch tổng đài là có cán bộ đến tận nơi lấy mẫu theo yêu cầu. Với hệ thống văn phòng phủ khắp nội, ngoại thành Thủ đô và có mặt tại 21 tỉnh thành trên cả nước, dịch vụ này đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu của bà con nhân dân các tỉnh.

Mọi thông tin chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 18 phút trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top