Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ: Triệu chứng và cách phòng chữa

Thứ tư, 16:58 23/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet – Rất nhiều phụ nữ bị viêm đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh này thường xảy ra với những phụ nữ trẻ mới lập gia đình, hoặc trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

 

viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Bệnh viêm đường tiết niệu gây nên khó chịu, đau đớn, bất tiện cho rất nhiều phụ nữ. Ảnh minh họa

Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Thực tế cho thấy, khoảng 95% người bị viêm đường tiết niệu bị rối loạn tiểu tiện mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt, nước tiểu đục hoặc có màu hồng, mùi khai nồng làm cho người bệnh thấy đau rát mỗi lần đi tiểu, thậm chí có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.

Tuy nhiên, dù bỏng rát khi đi tiểu là một dấu hiệu cảnh báo của viêm đường tiết niệu, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas). Các xét nghiệm đơn giản có thể phân biệt được viêm đường tiết niệu và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chị em phụ nữ có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không dựa trên các triệu chứng sau:

- Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.

- Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).

- Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)

- Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh...

- Đau ngay cả khi không đi tiểu.

- Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.

- Tiểu đêm, tiểu dầm

- Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.

- Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.

Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận. Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nên khám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ, các nhiễm trùng tiểu lần đầu có thể dễ dàng cảm giác hết triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Nhiều trường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá, vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.

Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu

Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, chị em nên rửa sạch bộ phận sinh dục trước khi quan hệ; đi tiểu ngay trước khi và sau khi quan hệ.

Bệnh viêm đường tiết niệu xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng không biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêm hơn. Do vậy, chị em cần vệ sinh đúng cách là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Ngoài ra, chị em không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng xịt vì sẽ gây tổn thương cho lỗ tiểu và phá hủy các vi khuẩn thường trú; Nên dùng vòi sen để tắm tốt hơn ngâm mình trong bồn.

Uống thật nhiều nước mỗi ngày và không nhịn tiểu quá lâu. Nước ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cuốn chúng ra khỏi đường tiết niệu. Uống nước ép men việt quất có thể ngăn cản vi khuẩn phát triển bằng cách giảm khả năng bám của vi khuẩn trên niệu đạo.

Nếu bạn bị lây nhiễm và mắc nhiều lần viêm đường tiết niệu thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu cũng có thể lây sang cho nam giới cũng như lây ngược lại, nên cần điều trị cả hai và dùng biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòng tránh.

Để tránh bệnh tái phát, chị em nên lưu ý về chế độ điều trị và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh tái phát đến lần thứ 3, vi khuẩn đã kháng thuốc rất mạnh. Bạn nên đến bệnh viện làm kháng sinh đồ để tìm đúng loại kháng sinh còn có hiệu lực với loại vi khuẩn gây viêm.

Tuy nhiên, chị em nên tránh việc tự ý mua kháng sinh về điều trị bởi việc này có thể đỡ nhanh nhưng việc sử dụng tùy tiện sẽ gây kháng thuốc và bệnh dễ trở thành mãn tính, hay tái phát, khó chữa được dứt điểm.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, nếu bạn mắc viêm đường tiết niệu lần đầu có thể dễ dàng cảm giác hết triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, tránh trường hợp nhận thấy các triệu chứng đã giảm thì tự ý ngừng điều trị. Nhiều trường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá, vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.

Minh Minh (Th)/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 2 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 5 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Top