Biến chứng đáng sợ của viêm họng khi trời lạnh, dấu hiệu cần gặp bác sĩ gấp
GĐXH - Khi bị viêm họng, thay vì để bệnh tự khỏi hoặc tự ý dùng thuốc, bạn cần đi khám để biết nguyên nhân do đâu, là do vi khuẩn hay virus để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Viêm họng là gì?
Viêm họng, đau họng là tình trạng thường gặp và đa phần là lành tính. Đau họng do các nguyên nhân thông thường như cảm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn thường dễ điều trị và không nghiêm trọng. Viêm họng thường có biểu hiện cổ họng bị khô, ngứa, đau rát và thường gây ho, sốt do nhiễm trùng hoặc do các yếu tố môi trường như độ ẩm không khí kém gây ra.

Ảnh minh họa
Dựa vào tình trạng viêm, có thể chia viêm họng thành 3 giai đoạn:
Viêm họng cấp tính: Là tình trạng viêm chỉ kéo dài 1-2 tuần, thường do virus gây ra. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm có thể chuyển thành viêm họng mạn tính.
Viêm họng mạn tính: Là tình trạng viêm kéo dài và liên tục tái phát trong suốt cuộc đời. Viêm họng mãn tính có 4 thể bao gồm: Viêm họng sung huyết; viêm họng xuất huyết; viêm họng mạn tính quá phát; viêm họng teo.
Viêm họng hạt: Là tình trạng viêm họng mạn tính quá phát dẫn đến mô lympho ở thành sau họng tăng sinh phình to như các hạt đậu. Các mô lympho tăng sinh này bị mất chức năng miễn dịch nên rất dễ bị viêm nhiễm.
Biến chứng đáng sợ của bệnh viêm họng
Biến chứng tại họng: Viêm họng có thể gây áp-xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy amidan, áp-xe thành sau họng…
Biến chứng các cơ quan lân cận: Viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Viêm tai giữa là biến chứng thường gặp xuất hiện sau viêm họng, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm tai xương chũm với triệu chứng sốt cao, hốc hác, đau tai, nghe kém, chảy mủ. Biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Biến chứng phế quản và phổi: Viêm họng có thể lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, viêm khí quản hoặc viêm phế quản. Nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm lạnh, vi trùng có thể từ đường hô hấp trên nhanh chóng tiến vào phổi gây viêm phổi. Viêm phổi có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở và nguy cơ tử vong cao.
Biến chứng tim, thận, khớp: Trong các tác nhân gây bệnh viêm họng thì liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus nhóm A) khi xâm nhập vào họng có thể gây viêm cầu thận, viêm khớp và thấp tim. Nguyên nhân vì vỏ của liên cầu khuẩn có cấu tạo giống cơ tim, thận và khớp. Cơ thể tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, cũng đồng thời có thể phá hủy mô nội mạc tim. Điều này xảy ra tương tự ở thận và khớp. Thấp tim có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, tình trạng viêm họng mạn tính có thể gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do tình trạng ho nhiều, nhất là vào ban đêm. Nó thậm chí có thể diễn tiến thành ung thư vòm họng.

Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng
Để phòng ngừa bệnh viêm họng và biến chứng viêm họng, người dân nên chú ý
- Giữ ấm cổ họng, mũi, miệng, nhất là trong mùa lạnh.
- Hạn chế uống nước lạnh, nhưng cần thường xuyên uống nhiều nước lọc để cổ họng đủ độ ẩm.
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt tập thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, ăn đồ cay nóng gây hại cho cổ họng.
- Tránh xa các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra nơi đông người nhằm tránh nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn… Nếu ở vùng khí hậu hanh khô, nên dùng máy tạo ẩm không khí.
- Nếu có điều kiện, tốt nhất người dân nên đi thăm khám tai mũi họng định kỳ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường có thể xảy ra.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.