Cách phòng ngừa viêm họng, đau họng khi trời lạnh đơn giản mà hiệu quả
GĐXH - Viêm họng hầu hết là do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm họng là viêm niêm mạc và tổ chức niêm mạc dưới họng, có cảm giác đau, khó chịu khi nuốt, ngứa ngáy hoặc kích ứng cổ họng. Hầu hết viêm họng là do virus, vi khuẩn hoặc do các yếu tố môi trường như khói bụi, không khí khô. Mặc dù viêm họng gây khó chịu nhưng thường tự khỏi sau 5-7 ngày.
Tuy nhiên, nếu dấu hiệu viêm họng không giảm hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Khó thở, khó nuốt, sốt cao hoặc cứng cổ thì hãy đến bệnh viện để thăm khám, nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ảnh minh họa
3 biến chứng đáng sợ của bệnh viêm họng
Viêm họng không chỉ gây ra những khó chịu trong ăn uống sinh hoạt hằng ngày và trong giao tiếp mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. 3 loại biến chứng mà bệnh viêm họng có thể gây ra:
– Biến chứng tại chỗ: Gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng…
– Biến chứng gần: Mắc các bệnh viêm nhiễm khác chẳng hạn: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Bên cạnh đó, viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả khí quản, phế quản hoặc viêm phổi.
– Biến chứng xa: viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim,… Đây là 3 biến chứng xa tiêu biểu và nguy hiểm nhất của bệnh viêm họng mà ít ai có thể ngờ tới.
Cần làm gì khi bị viêm họng?
Theo các chuyên gia y tế, viêm họng cấp tính, thường do virus thường có thể thuyên giảm sau 3-5 ngày và khỏi hẳn trong vòng 10 ngày. Người bệnh uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm viêm để điều trị triệu chứng.
Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn và có chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng kháng sinh thì cần uống đúng liều lượng, không tự ý ngưng hay bỏ thuốc để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài ra, cần uống nhiều nước, xúc họng ngày 3-4 lần, có thể ngậm viên ngậm trị đau họng.
Khi viêm họng cấp bệnh nặng hoặc có biến chứng thì cần điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ảnh minh họa
Cách phòng bệnh viêm họng khi trời lạnh
Một số điều cần lưu ý khi bị viêm họng để tránh biến chứng:
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cổ họng, nhưng không nên uống nước lạnh; hạn chế nói chuyện.
- Làm dịu cổ họng bằng mật ong pha nước ấm hoặc trà; pha chanh vào nước ấm hoặc uống trà thảo mộc; ngậm cam thảo hoặc kẹo bạc hà...
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý, súc miệng 3 tiếng một lần hoặc lâu hơn.
- Tránh khói thuốc lá và không uống rượu bia.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là khi chạm vào các bề mặt thông thường như tay nắm cửa hoặc bàn phím hoặc tiếp xúc với những người đang bị bệnh viêm đường hô hấp.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.