Bỏ qua ồn ào casting chú chó, “Cậu Vàng” lại bị chê vì lý do khác
GiadinhNet - Sự “tham lam" trong xây dựng nhân vật, tình huống truyện dẫn đến nhiều chi tiết thiếu logic và chưa nổi bật được thông điệp chính trong phim điện ảnh “Cậu Vàng".
Từng vướng nhiều ồn ào thời điểm casting chú chó vào vai Cậu Vàng trong phim điện ảnh cùng tên, mới đây phim chính thức ra rạp. Khác với "Làng Vũ Đại ngày ấy" (1982), "Cậu Vàng" được đổi tên từ kịch bản gốc "Bữa ăn cuối cùng của Lão Hạc" (của NSND Bùi Cường) đã cho thấy hướng khai thác chính là hành trình của chú chó. Thế nhưng, phim ra rạp tiếp tục vướng nhiều luồng ý kiến.
Điểm sáng của phim là tái hiện được hình ảnh một làng quê nông thôn Việt Nam xưa với những mái nhà tranh xiêu vẹo, cánh đồng bát ngát, cảnh tát nước vào ruộng, hát đối đáp ngày mùa,... cùng hoạt động văn hoá giải trí "xa xỉ" một thời: múa rối nước, gánh hát rong,...
Ngoài ra, "Cậu Vàng" còn tái hiện đầy đủ từng nhóm người trong xã hội, từ nông dân, gánh hát, thầy bói cho đến tri thức, địa chủ, chức sắc hay bè lũ tay sai, tội phạm. Các nhân vật đa dạng cùng đầy đủ các mảng sáng - tối. Đặc biệt, đạo diễn tập trung diễn tả cái nghèo của tầng lớp nông dân nên hình ảnh Lão Hạc với bàn chân trần lấm lem, nứt nẻ, quần áo rách rưới, bụi bặm trong căn nhà lụp xụp càng tăng tính chân thật.

Bên cạnh đó, sau nhiều ồn ào casting vai Cậu Vàng thì cuối cùng nhân vật này cũng được đánh giá khá tốt sau khi xuất hiện. Tất nhiên, không yêu cầu quá nhiều cảm xúc từ nhân vật này song những màn biểu lộ tình cảm của Cậu Vàng với Lão Hạc, cảnh gầm ghè căm hận muốn cắn xé cha con Bá Kiến, Lý Cường cùng lũ tay sai được chú chó thể hiện khá thật. Hay màn "đấu đá" để tranh chức bá chủ của đàn chó trong phim - dù được can thiệp kỹ xảo nhưng phần nào cũng khiến người xem mãn nhãn.
Cùng với đó là hiện thực làng quê Bắc Bộ những năm trước Cách mạng tháng Tám là sưu cao thuế nặng, là áp bức bóc lột, đến mức Lão Hạc phải bán chó để cố giữ mảnh đất đợi con trai đi đồn điền cao su trở về khiến người xem xót xa.

Nhiều mối quan hệ tình cảm chồng chéo không cần thiết trong "Cậu Vàng"

Phần đầu phim được cho là bám khá sát nguyên tác nhưng càng về sau càng sáng tạo để tách mình ra khỏi nguyên tác thể hiện đúng chất phóng tác. Đạo diễn đã chọn hướng đi khác với truyện gốc, không chỉ mô tả câu chuyện tình cảnh nghèo khổ của Lão Hạc, mối quan hệ Lão Hạc - Cậu Vàng mà xoay góc nhìn sang mối quan hệ, câu chuyện riêng của nhiều nhân vật trong bức tranh làng Vũ Đại. Nhưng cũng chính vì điều này khiến "Cậu Vàng" bị đánh giá là quá "tham" nhân vật, có quá nhiều chuyện tình trong đó dẫn đến mạch phim rời rạc, dài dòng.
Không chỉ là tình cảm Lão Hạc - Cậu Vàng, còn có tình yêu của Cò (con trai Lão Hạc) và Cải (hầu gái của bà Ba); hay mối quan hệ rắc rối Lý Cường - Bà Ba - Lê Văn (gánh hát), … thành ra sự kết nối quan trọng giữa Lão Hạc và Ông Giáo lại trở nên rất mờ nhạt và miễn cưỡng. Tất cả những điều này khiến khán giả cảm thấy băn khoăn bởi mối quan hệ này thực sự không cần thiết cho mạch phim? Thậm chí, người xem dường như quên mất vai trò của Bá Kiến, Ông Giáo, Bà Giáo, Bà Cả, Bà Hai.

Ba bà vợ của Bá Kiến
Tiết tấu phim được đánh giá chậm, không có nhiều nút thắt bất ngờ. Cách kể chuyện theo hướng liệt kê sự việc, không tạo kịch tính hay hứng khởi cho người xem. Các cú hích trong phim chưa đủ lớn để phát triển câu chuyện một cách hợp lý. Chuyển biến tính cách các nhân vật diễn ra có phần đột ngột, ngẫu hứng, chưa đủ thuyết phục. Điển hình như nhân vật Binh Tư được xây dựng gần như khác hoàn toàn bản gốc, hắn từ một thằng trộm chó trong "Cậu Vàng" đoạn đầu được xây dựng như một Chí Phèo, chỉ vì cảm kích Cậu Vàng mà càng về sau lại bộc lộ sự chính nghĩa đến mức hi sinh thân mình.
Cùng với đó, một số câu chuyện nhỏ không được triển khai hết như vụ kiện của Giáo Thứ với tầng lớp quan lại chưa đi đến hồi kết; xung đột giữa cha con Bá Kiến - Lý Cường bị bỏ ngỏ. Cuộc chiến "hậu cung" của ba bà vợ ít được nhắc tới trong phim. Có thể thấy được các lỗ hổng về cách dẫn dắt câu chuyện và sự thiếu logic ở một số tình huống.
Một điểm trừ nữa là về lời thoại, xuyên suốt bộ phim hầu như không có quá nhiều câu thoại cảm động và gợi suy nghĩ cho người xem. Bộ phim không đi sâu vào diễn biến tâm lý của nhân vật nên sẽ xuất hiện lỗi logic vô cùng khó hiểu.
Chính vì những thiếu sót đó mà ý đồ hình tượng hoá Cậu Vàng trở thành nhân vật chính, thành "cầu nối" giữa những tình tiết phim cũng thiếu mượt mà và khiên cưỡng, gượng ép người xem. Đến cuối phim, Cậu Vàng được sử dụng như một hình tượng để làm nổi bật thêm thông điệp của phim. Chú chó cũng có thêm đất diễn để trả thù cho chủ, tuy nhiên tất cả vẫn tạo ra cảm giác thiếu thuyết phục vì sự tài giỏi, tháo vát đến đáng ngờ của nhân vật 4 chân này. Nếu như ở truyện gốc, Cậu Vàng chính là sinh linh vô tội, không có sức phản kháng mà Lão Hạc xót xa phải bán bỏ - đại diện cho sự đánh đổi đau đớn thì trong phim này, dường như Vàng là nhân vật... quyền lực nhất, có khả năng phản kháng khi bị bắt trói, có khả năng cảm hoá Binh Tư,...

Nhân vật Lão Hạc do nghệ sĩ Viết Liên thủ vai...

... được so sánh với sự khắc khổ của "Lão Hạc" Kim Lân trong "Làng Vũ Đại ngày ấy" (1982)
Ngoài sự kỳ vọng dành cho Cậu Vàng thì khán giả cũng kỳ vọng sẽ có thêm một Lão Hạc như nhà văn Kim Lân từng thủ vai "bước ra từ trang sách" khi giao cho nghệ sĩ Viết Liên. Đầu tiên là ngoại hình, so với sự khắc khổ hao mòn của "Lão Hạc" Kim Lân thì "Lão Hạc" Viết Liên được cho là còn "có da có thịt".
Nếu như nhà văn Kim Lân gây ấn tượng với vai diễn Lão Hạc trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" qua câu nói thểu não, đau đớn: "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ", thì giọng nói của "Lão Hạc" Viết Liên chưa đáp ứng được điều này. Nhiều đoạn cảm xúc, đối thoại giữa Lão Hạc và Cậu Vàng "sượng" như đọc kịch bản khiến người xem mất hứng. Chưa kể, nhiều phân cảnh tương tác, âu yếm giữa Lão Hạc và chú chó còn không mượt mà, người xem có thể thấy rõ diễn viên đang cố "bắt" hoặc "kéo" chú chó ôm ấp cho xong cảnh phim - cũng là điều đáng tiếc vì việc để động vật diễn xuất không hề dễ.
Là một khán giả theo dõi phim ngay ngày đầu ra rạp, "Giáo sư Xoay" Đinh Tiễn Dũng cho rằng, "Cậu Vàng" lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn Nam Cao nên anh cũng xác định trước là phim sẽ buồn. Nhưng xem xong, anh cảm nhận có nỗi buồn song phim lại khác nguyên tác là đến cuối cùng, vẫn còn mở ra những hy vọng sáng tươi, chứ không cùng quẫn như trong tác phẩm văn học.

"Có thể sẽ nhiều người tiếp cận với bộ phim với những kiến thức và ký ức mình đã có với những truyện ngắn mà chúng ta đã đọc thuộc làu của Nam Cao để rồi sẽ xem phim như một người biên tập ngồi soát lỗi, nếu như thế thì hãy cố gắng bỏ ý định đó hoặc đừng đi xem. Bởi phim "Cậu Vàng" này đã có những bước đột phá mới mẻ hơn nhiều trên nền tảng văn học rất vững vàng của Nam Cao. Những đột phá đó mang hơi thở của thời đại mới, nên đã giúp cho sự khốn cùng trong văn học đã tìm ra lối thoát.
Xem xong phim càng hiểu thêm vì sao mà chó được đưa vào câu: "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo", bởi chúng trung thành và tình nghĩa hơn nhiều những gì con người chúng ta có thể cho chúng", Đinh Tiễn Dũng chia sẻ.
An Khánh

Vì sao Hải Tú bị gọi là 'nàng thơ thị phi' của Sơn Tùng M-TP?
Thế giới showbiz - 31 phút trướcSuốt 5 năm vào công ty của Sơn Tùng M-TP, Hải Tú vẫn luôn nhận được nhiều chú ý của khán giả nhưng không phải ở những sản phẩm nghệ thuật.

'Vua hề' từng sở hữu 90 cây vàng giờ trắng tay, sống đơn độc chẳng vợ con
Câu chuyện văn hóa - 50 phút trướcỞ tuổi 73, nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời này vẫn sống một mình, không vợ con dù từng có quá khứ lừng lẫy, đào hoa.

Cuộc đời cay đắng 'ngủ công viên, khóc giữa đường' của diễn viên cao 1,5m Kim Đào
Thế giới showbiz - 2 giờ trướcKhông có tiền thuê phòng cả ngày, Kim Đào từng phải đưa con trai 4 tuổi ngồi xe buýt tránh nắng, khiến bé say nắng ói sốt.

'Trùm vai đểu' Minh Tuấn tiết lộ về hôn nhân ngọt ngào với Đại tá, NSND Ngọc Thư
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trướcNSƯT Minh Tuấn - "trùm vai đểu" màn ảnh Việt có cuộc tình đẹp 36 năm với Đại tá, NSND Ngọc Thư bắt đầu từ đôi tất len. Ngoài đời, anh là người chồng tâm lý, cha tận tụy.

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong
Xem - nghe - đọc - 18 giờ trướcGĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới
Giải trí - 18 giờ trướcGĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân
Câu chuyện văn hóa - 20 giờ trướcCuộc sống hiện tại của "ngôi sao Mưa bụi" - ca sĩ Mai Tuấn từng nổi đình nổi đám thập niên 90 vẫn khiến nhiều người hâm mộ tò mò.

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Long Nhật mới đây đã tiết lộ rõ thân thế lẫn tên thật của vợ với khán giả. Chị là hoa khôi có đôi mắt đẹp nhất trong cuộc thi Hoa khôi Hải Phòng năm 1998. Sau 27 năm, chị vẫn giữ được sắc vóc 'hack tuổi'.

Ánh mắt 'phán xét' siêu đáng yêu của con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh dành cho bố mẹ
Giải tríGĐXH - Bé Tuệ An - con gái Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại khiến khán giả mê mẩn với loạt ảnh chào mừng tuổi lên 2 vô cùng đáng yêu. Trong đó, có một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bố mẹ với ánh mắt 'phán xét'.