Bơi 200 km từ Hà Nội đến cửa biển Thái Bình
Lần suýt chết đuối ở hồ thủy điện khiến anh Khánh quyết học bơi bài bản và theo đuổi đam mê bơi đường dài.

Ngày đầu tiên Khánh bơi được 10 đến 15 km thì nghỉ một lần. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Gần hai tháng sau hành trình vượt sông, ngồi nhớ lại thử thách "điên rồ" của mình, anh Ngọc Khánh, 34 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, vẫn nhớ như in cảm giác hưng phấn khi vượt qua nỗi sợ hãi chết đuối, chinh phục được quãng đường bơi 200 km, trở thành người bơi dài nhất Việt Nam.
Anh Khánh chơi nhiều môn thể thao, tuy nhiên ba năm gần đây anh bắt đầu thử sức với môn bơi đường dài. Anh nghĩ mình biết bơi và bơi khỏe khi có thể bơi liên tục 2 km trong bể ở nhà.
Tuy nhiên sự tự tin khiến anh suýt chết khi thực hiện thử thách trong hồ thủy điện tại Thanh Hóa hồi tháng 11/2018. Anh Khánh nghĩ 90% là mình đã chết, nhưng may mắn sống sót nhờ bám vào phao của một người bạn.
Hôm đó, anh đã rất hào hứng, không chuẩn bị phao và nhảy xuống nước mà không lường trước được sự thay đổi của thời tiết. Khi Khánh bơi được 15 phút, trời bắt đầu tối sầm, kính bơi màu đen càng hạn chế tầm nhìn, khiến anh không định hướng được đường vào bờ. Khánh bắt đầu hoảng, bỏ kính, ngẩng đầu nhìn xung quanh. Những cơn co rút xuất hiện cùng tâm lý sợ hãi làm người anh chìm xuống nước. Khánh bị sặc, uống phải nước hồ và không thể kêu cứu.
"Mọi người khi bơi đều đeo bịt tai nên không ai nghe thấy tiếng kêu của tôi", anh Khánh giải thích.
Uống nước 4-5 lần, anh đã cầm chắc cái chết đến. Bỗng nhiên, Khánh nhìn thấy cái phao màu trắng nổi trên mặt nước. Lúc ấy, bản năng và mong muốn được sống, anh quăng tay, quăng chân bằng mọi giá bơi đến chiếc phao, ôm chặt vào người.
"Chiếc phao đó của một anh bơi cùng đoàn. Lúc tôi ôm phao, anh ấy đang buộc dây phao vào cổ. Thấy động, anh vung dây ra, nếu không chắc một trong hai người đã chết", anh Khánh nhớ lại.
Trong cơn hoảng loạn, anh Khánh nghe có tiếng người nói bên tai: "Bình tĩnh, hít thật sâu, cứ yên tâm anh sẽ đưa mày vào bờ". Anh làm theo và bình tĩnh trở lại, bơi vào bờ cùng người bạn.
Sau sự cố, Khánh chợt nhận ra mình chưa biết bơi, chỉ bơi theo bản năng. Anh quyết tìm thầy học bơi.
Những chuyến bơi sông của anh cũng bắt đầu từ đó. Hằng ngày, ngoài luyện tập trong bể, Khánh ra sông bơi, làm quen với môi trường, thời tiết, quyết "phục thù" cho lần suýt đuối trước.
Ban đầu, anh chọn bơi cự ly gần từ 10 km rồi 20-30 km. Đầu năm 2020, Khánh thành lập Câu lạc bộ Bơi khám phá để thỏa mãn đam mê bơi lội với những người cùng sở thích. CLB thường tập luyện ở sông Hồng, hồ, biển... và tổ chức nhiều cuộc bơi dài 40-50 km. Bên cạnh đó, các thành viên cũng đi giao lưu, kết nối với những người có cùng đam mê ở Vinh, Quy Nhơn, TP HCM.

Khánh ra sông bơi, quyết phục thù cho lần suýt chết đuối. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hành trình khổ luyện
Một lần xuống Hải Phòng, nhìn dòng sông Hồng, anh Khánh tò mò không biết nó chảy về đâu. Qua tìm hiểu, anh biết nó đổ ra cửa biển Thái Bình. Trong đầu anh khi đó chợt hiện lên ý nghĩ bơi dọc sông Hồng, từ cầu Long Biên ra biển.
Một hôm trò chuyện với bạn, người này muốn bơi 80 km để trở thành người Việt bơi dài nhất. Anh Khánh bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện chuyến bơi ra biển của mình.
Trước khi bơi 200 km đến cửa biển Thái Bình, Khánh từng thử sức thành công với cự ly 70 km từ cầu Long Biên đến cầu Yên Lệnh, từ 3h đến 19h ngày 30/10. Khánh khảo sát địa hình cho chuyến bơi 200 km, quyết định điểm dừng chân là cửa biển Ba Lạt.
"Sau lần suýt chết ở đập thủy điện Thanh Hóa, vợ tôi không thích chồng bơi xa vì sợ nguy hiểm. Bản thân tôi cũng sợ, nhưng càng sợ lại càng muốn làm để vượt qua nỗi sợ ấy", anh Khánh nói.
Khánh đăng bài lên Facebook để tìm người đồng hành. Một người bạn ở Hà Nội đồng ý đi theo hỗ trợ anh ba ngày, trong khi hai người nữa đăng ký bơi cùng anh. Một ngày sau, gần 20 người nhắn tin muốn hỗ trợ cho chuyến bơi đường dài của đoàn. Được mọi người ủng hộ, Khánh càng quyết tâm thực hiện bằng được chuyến đi.
Hai tháng trước ngày bơi, ngoài luyện tập kỹ thuật trong bể, tuần 4-5 buổi, Khánh còn cùng vài người chạy bộ lên bãi Phú Thượng, sau đó bơi trở lại Long Biên vào lúc 3-4h hàng ngày. Ngày cuối tuần, anh và mọi người sẽ bơi dài hơn khoảng 30 đến 50 km. Anh Khánh và đồng đội cũng chi khoảng 40 triệu cho chi phí ăn ở, mua còi, đèn báo hiệu, phao...
Chặng bơi 200 km diễn ra trong thời tiết lạnh nên trước đó, anh đặt mua hai bộ đồ bơi giữ nhiệt từ nước ngoài. Anh Khánh không chờ đến ngày thời tiết ấm hơn vì bơi ngày nắng sẽ khổ hơn nhiều, bởi nắng sẽ đốt cháy da, cảm giác khô rát khó chịu. Một lý do khác còn vì sông Hồng là nơi xả rác, mùa hè rác nhiều, còn mùa đông ít hơn.

Anh Khánh (phải) và Quang là hai người hoàn thành thử thách 200 km, bơi đến cửa biển Thái Bình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
'Phục thù'
1h30 sáng 6/11/2020, anh Khánh cùng 4 thành viên khác (gồm một nữ) bắt đầu những sải bơi đầu tiên trong hành trình 200 km từ sông Hồng, khu vực chân cầu Long Biên (Hà Nội), đến cửa biển Ba Lạt (Thái Bình).
Trên đường bơi, Khánh gặp nhiều xoáy nước và đều vượt qua một cách nhẹ nhàng. Đến một khúc sông có xoáy, anh tò mò, ôm phao bơi vào trong. Bất ngờ cả người anh bị hút tụt xuống nửa mét, uống phải vài ngụm nước.
"Lúc đấy, tôi không nghĩ xoáy mạnh đến thế. May mắn có kỹ năng, tôi nằm dài người ra, khiến cơ thể nổi lên, quạt tay vài cái là thoát", anh Khánh nhớ lại.
Kết thúc ngày đầu tiên, toàn thân anh đau nhức, không nhấc lên được, cánh tay và đôi chân tê dại. Không muốn mọi người nản chí, Khánh giấu đau tiếp tục bơi.
Ngày thứ hai bắt đầu lúc 2h. Nhảy xuống nước, anh cảm thấy không ổn. Nếu sử dụng tay chân liên tục, anh có thể buộc phải dừng lại vì kiệt sức. Khánh phát kiến kiểu bơi mới, trong đầu hiện lên hình ảnh con cá bơi. Anh sử dụng hông nhiều hơn, kết hợp những cái lắc hông, quạt tay. Nhìn thấy cảnh vật hai bên thay đổi, anh biết kiểu bơi này hiệu quả.
Bơi được hơn 70 km, đoàn bơi của anh Khánh gặp xoáy nước mạnh khi vừa đến Nam Định. Khánh và Dương Minh Quang (25 tuổi, một thành viên của đoàn) nhanh chóng bơi qua, nhưng ba người còn lại cùng đội thuyền hơi hỗ trợ đều bị lật úp, không tài nào đi tiếp. Không còn đội hỗ trợ, anh và Quang dùng phao buộc vào bụng kéo theo đề phòng tình huống xấu.
Gần ra đến cửa biển, không gian rộng lớn, sóng to, gió lớn đập liên tiếp vào mặt hai người. Chỉ cần lệch dòng, cả hai sẽ không về được nữa.
Khi tay chân đã hồi phục, anh Khánh đẩy nhanh tốc độ bơi để về đích ở ngày thứ ba. Quay lại không thấy Quang đâu, anh lo lắng, sợ mất đồng đội. Một lúc sau, trông thấy Quang bơi đến, mặt tái mét, môi thâm, anh Khánh nhớ lại lần mình suýt chết ở đập thủy điện Thanh Hóa.
Cuối cùng, sau 67 tiếng, ngày 8/11/2020, anh Khánh cùng Minh Quang về đích, kết thúc 200 km trên sông Hồng. Từ phía xa, anh đã nhìn thấy các thành viên của đội bơi cùng tổ hỗ trợ đứng trên bờ hò reo, chúc mừng hai người hoàn thành mục tiêu.
Kết thúc chuyến bơi dài, anh Khánh trở về với công việc văn phòng. Anh cùng những người bạn đam mê bơi lội vẫn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và thực hành. Thời gian tới, anh có kế hoạch bơi xuyên Việt với quãng đường bơi khoảng 3.000 km, trong 5-6 tháng.
Theo Ngôi sao

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 32 phút trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 36 phút trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 37 phút trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 39 phút trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.

CSGT mở đường, cứu tài xế xe tải đột quỵ trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Sáng 5/7, phát hiện tài xế xe tải bị đột quỵ, bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng cảnh sát giao thông đã mở đường đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

8 khoản tiền này khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định từ tháng 7/2025
Đời sốngGĐXH - Theo quy định khi nhận tiền vào tài khoản cá nhân mà đó là những khoản thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là 8 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân.