BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay
Loãng xương có thể gây gãy xương, làm giảm chất lượng sống, thậm chí tử vong do tai nạn. Phát hiện loãng xương để can thiệp kịp thời là rất quan trọng.
Công thức tự dự đoán nguy cơ loãng xương
Chuyên gia Lý Mai (Li Mei), giám đốc Chi nhánh Bệnh loãng xương Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, và là Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc chia sẻ cách để phát hiện loãng xương, bạn có thể tham khảo để kiểm tra sức khỏe cho bản thân rất tiện lợi.
Bác sĩ Lý Mai cho biết, "Trong công tác lâm sàng, chúng tôi thường gặp những bệnh nhân bị gãy xương sau khi chỉ vì kéo nhẹ hoặc hắt hơi, và gãy xương sẽ tái phát ngay sau khi điều trị. Hầu hết những bệnh nhân này là vốn là bệnh nhân loãng xương."

BS Mai chia sẻ, loãng xương có thể gây ra nhiều lần gãy xương với các mức độ đau và nặng nhẹ khác nhau. Gãy xương cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc như lo lắng và sợ hãi, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương là phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sẽ bị mất xương nhanh chóng từ 5-10 năm sau khi mãn kinh, sau đó khối lượng xương tiếp tục giảm.
Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy một nửa số phụ nữ mãn kinh ở Trung Quốc bị hao hụt mật độ xương và 1/3 bị loãng xương. Ngoài ra, nam giới cũng sẽ bị giảm sức chịu đựng của xương sau tuổi 50, điều này cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

Có nhiều công cụ để kiểm tra nguy cơ loãng xương. Trong đó, công thức OSTA phù hợp với cách tự đánh giá của người châu Á, đơn giản và dễ thực hiện.
Chỉ số OSTA = (cân nặng (kg) – tuổi) × 0.2 = Kết quả.
Chỉ số kết quả này càng thấp thì nguy cơ gãy xương càng cao.
Trong đó, giá trị kết quả lớn hơn -1 cho biết mức rủi ro của bạn là thấp.
Giá trị kết quả từ -1 đến -4 là mức rủi ro trung bình.
Giá trị kết quả là -4 và ít hơn nữa là mức rủi ro cao hơn.
Ví dụ, người có cân nặng 57kg, 62 tuổi, thì cách tính là: (57 - 62) x 0.2 = -1 (nguy cơ rủi ro thấp).

Để phòng ngừa và điều trị loãng xương, trước tiên bạn phải xác định xem mình có các yếu tố nguy cơ cao: lão hóa, mãn kinh và tiền sử gia đình bị xương dễ gãy hay không. Đây là 3 nhóm có nguy cơ cao nhất.
Bất kỳ yếu tố nào trong số đó đều chỉ ra nhóm nguy cơ cao bị loãng xương.
Một lối sống lành mạnh, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu, tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein, hoạt động thể chất thích hợp, duy trì cân nặng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.
Theo Tổ Quốc/Health/People

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 19 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.