Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bữa cơm học đường: Xây dựng sao cho hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm?

Thứ ba, 06:52 24/09/2019 | Y tế

GiadinhNet - Mới đây, thông tin Trường Dân lập Quốc tế Việt – Úc (cơ sở Sala, TP HCM) cho học sinh ăn suất cơm "èo uột" khiến nhiều người quan tâm, bởi tại trường này, chi phí ăn uống của học sinh có cấp học lên tới 200.000đồng/ngày. Một bữa ăn học đường có nhất thiết phải giá cao thì mới đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm?

Bữa cơm học đường: Xây dựng sao cho hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm? - Ảnh 1.

Bữa ăn bán trú với học sinh tiểu học rất quan trọng. Ảnh minh hoạ

Học sinh tiểu học chỉ cần bữa ăn 30.000 đồng/em

Theo ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý ngộ độc - Ban quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 1.970 trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Trong đó, trên 290 trường hợp đồng với cơ sở cung cấp suất ăn sẵn để phục vụ học sinh.

Thực tế, tại các trường có yếu tố nước ngoài, trường tư thục, không ít cơ sở đánh vào tâm lý lo lắng lớn nhất hiện nay của phụ huynh là an toàn thực phẩm, bữa ăn học đường. Nhiều phụ huynh lựa chọn trường cho con sẵn sàng chấp nhận mức phí cao hơn bình quân chỉ với mong muốn con được ăn uống an toàn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Vì thế, khi giới thiệu về trường thường giới thiệu về bữa ăn rất công phu, hợp tác với đơn vị có tiếng tăm để phụ huynh thêm phần yên tâm. Có những cơ sở giáo dục, suất ăn sáng của học sinh khoảng 45.000 - 70.000 đồng/em.

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, theo bộ thực đơn đã được Bộ GD&ĐT và Viện Dinh dưỡng Quốc gia thẩm định, chi phí một bữa ăn trẻ tiểu học tại trường, cả bữa chính và bữa xế đảm bảo dinh dưỡng chỉ hết hơn 30.000 đồng. Mức chi phí này đã đảm bảo điều kiện thực phẩm, rau củ sạch, đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Về bữa ăn trường học ở thành phố, bà Thu cho biết, đối với trẻ mầm non, thực hiện chế độ dinh dưỡng theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đối với tiểu học, thực hiện theo bộ thực đơn của Ajinomoto, còn đối với THCS, THPT hiện chưa có quy định cụ thể về dinh dưỡng.

Xây dựng bữa ăn học đường hợp lý, đảm bảo an toàn thực phẩm

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi, năng lượng khuyến nghị như sau: Trẻ nam 6 - 7 tuổi cần 1.570 Kcal/trẻ/ngày, ở độ tuổi 8 - 9 là 1.820 và 2.150 với trẻ 9 - 11 tuổi. Tương tự, nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ ở 3 nhóm tuổi trên là 1.460, 1.730 và 1.980 (Kcal/trẻ/ngày). Trong cơ cấu của bữa ăn gồm 4 nhóm thực phẩm là: Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mỗi lứa tuổi, giới tính và hoạt động thể lực lại cần sự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp với học sinh tiểu học.

Hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của học sinh sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý cho học sinh trong thời gian ở nhà cũng như tại các trường bán trú. Trong quá trình xây dựng thực đơn, cần thực hiện các nguyên tắc được ngành Dinh dưỡng khuyến cáo. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 50-55% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và chất đạm cung cấp là 13-20%.

Nhóm thực phẩm giàu đạm cần ăn phối hợp đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản với đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ… và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại cá, tôm, tép và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. Đồng thời nên ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả.

Với trẻ tiểu học ở trường không ăn bán trú hoặc ăn bán trú không có bữa phụ cần đảm bảo cung cấp cho trẻ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học. Bữa sáng, bữa trưa cung cấp khoảng 35% tổng nhu cầu năng lượng của một ngày, bữa tối cung cấp 30%. Với trường tiểu học ăn bán trú có bữa phụ thì phân chia thành 4 bữa: năng lượng của bữa sáng từ 25-30%, năng lượng bữa trưa 35%, năng lượng bữa phụ 10%, năng lượng bữa tối 25-30% tổng nhu cầu năng lượng.

Xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú

Bữa ăn đa dạng về nguồn gốc thực phẩm cung cấp chất đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa) và nguồn gốc thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc). Bữa trưa có 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, trong đó nên có 1 loại thực phẩm nguồn hải sản. Bữa ăn đa dạng về các loại rau xanh, hoa quả chín từ 3-5 loại. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xường, giò chả. Hạn chế sử dụng muối và đường. Bữa trưa gồm món mặn, món xào, món canh, món cơm và hoa quả chín tráng miệng.

Bữa phụ dùng sữa và chế phẩm của sữa, nên sử dụng sữa không đường hoặc sữa ít đường.

(BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Hòa Xuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 3 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top