Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bức ảnh tiết lộ mối nguy hiểm đáng sợ từ tinh dầu: Bất cứ ai sử dụng tinh dầu cũng phải cẩn thận

Thứ bảy, 20:45 06/05/2017 | Sống khỏe

Hình ảnh cô gái bị bỏng ở khu vực cổ, cổ tay sau khi sử dụng tinh dầu để bôi lên mới đây đang khiến dư luận vô cùng hoang mang.

Bức ảnh chia sẻ hình ảnh cô gái trẻ bị phồng rộp cổ và tay sau khi sử dụng tinh dầu

Từ trước đến nay, chúng ta đều biết tinh dầu đem lại rất nhiều lợi ích, sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên trên da. Mặc dù vậy nhưng một khuyến cáo ai cũng không được quên là: với bất cứ thứ gì bôi lên da, điều quan trọng là bạn phải đọc kỹ nhãn mác sản phẩm. Đây chính là bài học đau đớn mà người phụ nữ trong bài viết dưới đây đã ngộ ra sau khi dùng tinh dầu.


Mới đây, trên Facebook đang lan truyền hình ảnh một người phụ nữ bị bỏng tại những khu vực bôi thoa tinh dầu.

Mới đây, trên Facebook đang lan truyền hình ảnh một người phụ nữ bị bỏng tại những khu vực bôi thoa tinh dầu.

Mới đây, trên Facebook đang lan truyền hình ảnh một người phụ nữ tại Mỹ bị bỏng tại những vùng da mà cô đã thoa tinh dầu. Elise Nguyễn chia sẻ hình ảnh vết bỏng sau khi sử dụng tinh dầu tại cổ tay và cổ trước khi nằm trên giường tắm nắng.

"Vài ngày sau đó, tại những khu vực thoa tinh dầu bắt đầu phát triển những vết rộp vô cùng khó chịu do bị bỏng hóa chất ". Chia sẻ này của Elise đã thu thập 35.000 bình luận và 140.000 chia sẻ. Khi kiểm tra trên chai dầu, cô mới phát hiện ra cảnh báo: "Không được đi ra ngoài môi trường có ánh nắng mặt trời hoặc có tia UV nói chung trước 12h sau khi bôi tinh dầu lên da".

Elise Nguyễn cho biết, cô không đổ lỗi cho công ty sản xuất tinh dầu. "Đó là lỗi của riêng tôi. Mỗi yogi đều sử dụng tinh dầu để thư giãn tại khu vực cổ, tay và không ai có ý nghĩ về việc này sẽ xảy ra. Điều tôi muốn nhấn mạnh là hãy đọc những gì bên ngoài nhãn – đây là bước vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn có thể rơi vào tình trạng sức khỏe vô cùng tồi tệ", Elise Nguyễn nói.


Elise Nguyễn chia sẻ hình ảnh vết bỏng sau khi sử dụng tinh dầu tại cổ tay và cổ và nằm trên giường tắm nắng.

Elise Nguyễn chia sẻ hình ảnh vết bỏng sau khi sử dụng tinh dầu tại cổ tay và cổ và nằm trên giường tắm nắng.

Theo bác sĩ da liễu, TS Ava Shamban (người sáng lập trung tâm điều trị da SKINxFIVE), Elise Nguyễn rất có thể đã gặp một phản ứng viêm da do tinh dầu và ánh sáng mặt trời. Phản ứng viêm da xảy ra khi một sản phẩm có chứa hợp chất nhạy cảm với tia cực tím (được gọi là psoralens) được bôi trên da và da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. "Bệnh này rất phổ biến, có thể gây bỏng cấp độ 2 và cần sự can thiệp, chăm sóc của đội ngũ y tế", TS Ava Shamban cảnh báo.

Theo chuyên gia, nếu bạn sử dụng loại tinh dầu nào lên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, hãy kiểm tra những cảnh báo trên nhãn mác. Điều này cũng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ hủy hoại làn da từ ánh nắng mặt trời (như việc che kín người bằng quần áo…). Nếu bạn bị bỏng nhẹ, hãy thử bôi kem cortisone, aloe vera, hoặc một loại vitamin C để giảm viêm . Nếu xuất hiện bỏng rộp nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ ngay.

Ngoài ra, nếu bôi nước chanh lên da cũng làm cho làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó cần tránh xa việc tắm với loại nước này, kể cả việc nằm ngủ trên giường tắm nắng.


Hãy kiểm tra hộp đóng gói để xem những cảnh báo và cũng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ hủy hoại làn da từ ánh nắng mặt trời.

Hãy kiểm tra hộp đóng gói để xem những cảnh báo và cũng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ hủy hoại làn da từ ánh nắng mặt trời.

Người dùng phải đặc biệt cảnh giác với tinh dầu chứa psoralen

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), chất psoralen khi được hấp thụ qua da sẽ gây phản ứng với tia cực tím làm sậm da, viêm da. Những loại thuốc chứa psolaren có thể được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến, bạch biến. Thuốc có chứa psolaren được dùng phối hợp với tia cực tím như một dạng liệu pháp ánh sáng. Điều trị này sẽ kích thích sắc tố của da ở người bị bạch biến, giảm tốc độ tăng trưởng và phân bào của những tế bào da ở người bị vảy nến.

"Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím trong quá trình điều trị có psoralen hay điều trị bằng psoralen với liều quá cao có thể gây đỏ, bỏng nước trên da. Hợp chất này nếu có trong nước hoa sẽ gây phát ban khi da tiếp xúc với tia cực tím sau khi bôi", PGS.TS Trần Hồng Côn nói.


Tinh dầu là một trong những liệu pháp được sử dụng để chăm sóc sức khỏe rất tốt nhưng cần sử dụng đúng cách.

Tinh dầu là một trong những liệu pháp được sử dụng để chăm sóc sức khỏe rất tốt nhưng cần sử dụng đúng cách.

Trong trường hợp của cô gái trong bài, thực chất việc bôi tinh dầu hoàn toàn an toàn cho sức khỏe nếu bạn tuân thủ đúng nguyên tắc không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi bôi tinh dầu có chứa psoralen trong vòng 12h. Nếu phải đi ra ngoài thì cần che chắn thật cẩn thận.

"Tinh dầu là một trong những liệu pháp được sử dụng để chăm sóc sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, không nên sử dụng một cách bừa bãi, đặc biệt phải đọc nhãn mác trước khi sử dụng để không gây hại sức khỏe", chuyên gia nhấn mạnh.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người nên thường xuyên ăn rau bắp cải

Người nên thường xuyên ăn rau bắp cải

Sống khỏe - 45 phút trước

Bắp cải là loại rau tốt cho sức khoẻ, dưới đây là nhóm người được khuyên nên thường xuyên ăn rau bắp cải.

Gắp thành công con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An

Gắp thành công con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông 37 tuổi ở Nghệ An

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương (Nghệ An) vừa gắp thành công con vắt dài 8cm ra khỏi mũi một bệnh nhân nam 37 tuổi.

Táo đỏ - vị thần dược đối với sức khỏe, nhưng ăn theo cách này lại gây phản ứng ngược

Táo đỏ - vị thần dược đối với sức khỏe, nhưng ăn theo cách này lại gây phản ứng ngược

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, táo đỏ chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ăn không đúng cách có thể gây tác dụng ngược.

3 nhóm người nên tránh ăn hạt

3 nhóm người nên tránh ăn hạt

Sống khỏe - 8 giờ trước

Việc tiêu thụ hạt rất có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ, protein và các chất béo không bão hòa tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn hạt.

Người đàn ông Ấn Độ gãy 2 xương cẳng tay bày tỏ lòng biết ơn sau khi được cứu chữa

Người đàn ông Ấn Độ gãy 2 xương cẳng tay bày tỏ lòng biết ơn sau khi được cứu chữa

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi trong 40 phút, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, bàn tay vận động tốt, còn đau nhẹ vết mổ.

Tự bẻ 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng, hai thanh niên phải nhập viện cấp cứu

Tự bẻ 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng, hai thanh niên phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

Hai nam thanh niên đã tự bẻ gãy 'cậu nhỏ' khi đang cương cứng gây ra tình trạng 'cậu nhỏ' đau nhiều, sưng tím, biến dạng và phải đi khám cấp cứu gấp.

Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Đang đá bóng, nam sinh ở Hà Nội nhập viện gấp vì tai nạn ở vùng kín

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn bên phải của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, vỏ bao tinh hoàn bị rách, có máu tụ lớn trong bìu sau khi bị bóng đập trực tiếp vào hạ bộ.

Bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

Bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bác sĩ Ngô Minh Phong qua đời ở tuổi 62 sau khi bị nhồi máu cơ tim, một biến chứng nguy hiểm khi nhiễm cúm.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì bị đau tức dữ dội vùng bụng dưới. Bệnh nhân được chẩn đoán u xơ tử cung kích thước lớn và được chỉ định phẫu thuật.

Bệnh do não mô cầu có thể ‘quật ngã’ người trẻ chỉ trong 24 giờ

Bệnh do não mô cầu có thể ‘quật ngã’ người trẻ chỉ trong 24 giờ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện liên tiếp điều trị các ca não mô cầu nặng, đã có ca tử vong. Bệnh khởi phát với triệu chứng ho, sốt, dễ nhầm với các bệnh lý hô hấp khác.

Top