Bức thư xúc động của một cô giáo mầm non tâm sự về công việc “ươm mầm xanh tương lai của đất nước”
GiadinhNet - Những ngày gần đây, bức thư gửi những "mầm xanh tương lai của đất nước" của cô giáo mầm non Ma Diệu Linh (Hà Nội) đang gây ấn tượng mạnh với các phụ huynh và cộng đồng mạng.
Những ngày gần đây, bức thư gửi các học trò mầm non của cô giáo Ma Diệu Linh đang nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Được biết, cô giáo Ma Diệu Linh (SN 1994, đến từ Tuyên Quang, thường trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) và hiện đang chủ nhiệm một lớp mầm non 4,5 - 5 tuổi tại Hà Nội.
Bức thư như một cách giãi bày tâm sự của cô Linh trên vai trò là người đứng lớp mầm non nhưng cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai, như "người mẹ hiền", "bác sĩ tâm lý", "ca sĩ", "diễn viên", "biên đạo múa tài ba", thậm chí là cả "bà đồng nát"... mà ở vai nào cũng đòi hỏi sự hoàn hảo đến mức gần như tuyệt đối.

Chân dung cô giáo mầm non Ma Diệu Linh và học trò.
Dưới đây là bức thư cảm động của của cô giáo mầm non Ma Diệu Linh được viết trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11):
"Các con thân mến!
Khi cô đặt bút viết những dòng này gửi các con – những mầm xanh tương lai của đất nước, là khi, bên ngoài song cửa đang có từng đợt gió heo may của Thu Hà Nội luồn qua từng kẽ lá. Phảng phất là hương hoa sữa đặc trưng.
Khi cô đặt bút viết những dòng này, trong đầu cô nghĩ, rồi mai này lớn lên, các con sẽ như thế nào nhỉ? Các con liệu có nhớ điệu múa "cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi" vào mỗi buổi chiều muộn? Cô chắc chắn, với các con, những ký ức ấy sẽ mơ màng, bởi các con đã trưởng thành với sứ mệnh mầm xanh tương lai của đất nước. Còn bây giờ, khi các còn đang bi bô tập nói, ngây ngô tập múa thì hãy để cô "tranh thủ" được chăm bẵm, yêu thương các con!...
... Có câu hát quen thuộc tôi từng nghe đâu đó, rằng: "Mùa xuân ai đi hái hoa, còn em đi nuôi dạy trẻ". Đúng như câu hát ấy, mỗi độ xuân về, khi người người áo váy hái hoa thì tôi đi nuôi dạy trẻ. Và đến bây giờ, tôi cũng chẳng hiểu được tại sao mình lại lựa chọn và đến với nghề giáo viên mầm non. Người ta nói, ấy là cái nghề "sớm con muộn chồng". Có lẽ là bởi chữ "duyên" và gắn bó được với nghề bởi hai chữa "yêu thương". Sự yêu thương ấy đã làm tôi không ít lần rơi nước mắt, và cũng bởi sự yêu thương mà lồng ngực rộn lên niềm hạnh phúc khi các con dần trưởng thành qua sự chăm sóc của cô.

Cô giáo Ma Diệu Linh và các bé mầm non trong một chương trình hoạt động của trường, có tên gọi "cùng con vào bếp".
Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành tâm lý học, tôi lại bén duyên với một cơ sở mầm non ở Cầu Giấy, Hà Nội. Cũng từ đây, tôi "bỗng" trở thành "cô giáo mầm non".
Khi các bạn cùng trang lứa 8h sáng hàng ngày đến cơ quan, chiều 5h nổ máy xe về thì tôi lại có mặt ở trường từ trước 7h sáng. Sẽ có một vài người hỏi tôi rằng, ôi đến sớm như vậy làm gì? Vâng, đến sớm để chuẩn bị đón các cháu vào lúc 7h hơn. Đón các cháu để các bố mẹ đến công sở kịp lúc 8h. Và rồi sau đó là cho các cháu ăn sáng, tham gia các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, ăn ngủ…
Trẻ mầm non không giống trẻ ở lứa tuổi khác, các con sống theo cảm xúc, vui thì cười, buồn thì khóc, có đôi khi bạn trêu cũng khóc hoặc bỗng dưng nhớ mẹ cũng òa khóc.
Cứ mỗi ngày đến lớp, dỗ dành, ôm ấp, vỗ về gần 20 gương mặt ngây thơ với những đôi mắt to tròn, những cử chỉ vui vẻ, toát lên theo cảm xúc của các con, tôi làm sao không thể không hạnh phúc?
Vậy là, sự hạnh phúc ấy cũng đã cuộn trào được 5 năm!. Thời gian trôi thật nhanh, tôi không nghĩ mình đã trở thành một giáo viên mầm non với kinh nghiệm 5 năm trong nghề. Và 5 năm ấy, chúng tôi được các phụ huynh thán phục bởi sự đa tài. Quả thật là như vậy. Không đa tài làm sao được, khi cái gì chúng tôi cũng phải biết?
Là bác sĩ khi các con ở trường, cô giáo phải có kiến thức cơ bản của các bệnh thường hay mắc ở trẻ nhỏ và cách xử trí nhanh nhất. Là chuyên gia tâm lí, phải nắm tâm lí của từng trẻ mới có thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
Qua các hội thi, lễ hội, cô giáo mầm non còn là ca sĩ, diễn viên kiêm cả biên đạo múa tài ba để tổ chức, tạo sân chơi cho các cháu.
Là những cô đồng nát cũng đúng khi cô giáo mầm non là người chuyên thu mua chai lọ, giấy thải để rửa sạch, làm đồ chơi cho các con. Bởi đồ dùng, đồ chơi của giáo viên mầm non hầu như là tự sáng tạo.
Tôi đã từng nghe ở đâu đó, một câu rằng: "Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác. Và chắc chắn học trò là ngân hàng, nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn". Bởi vậy, nếu ví mỗi đứa trẻ là một mầm non xanh tươi mơn mởn thì mỗi ngày, được tưới tắn, được điểm trang cho hành trình lớn lên của mầm xanh ấy, có lẽ không chỉ riêng tôi, niềm hạnh phúc trực trào dâng.
Nhưng hạnh phúc nào cũng phải đi qua niềm đau, đi qua vô vàn những nỗi lo vô hình và tôi cũng không ngoại lệ. Đó là áp lực từ phụ huynh khi trẻ vô tình ngã, hoặc có những tổn thương khó tránh khi vui chơi với bạn bè. Đó là những phản hồi của phụ huynh khi con trẻ về nhà sẽ thể hiện tình yêu cô như thế nào?

Cô giáo Ma Diệu Linh (bên trái) và thành viên lớp mầm non 4,5 - 5 tuổi.
Khi nhắc đến cụm từ "cô giáo mầm non", người ta hay liên tưởng tới hình ảnh cô giáo ôn nhu ngồi kể cho các bé những mẩu chuyện chứa đầy tình yêu thương, hay những phút giây cùng các bé đắm chìm trong âm thanh vui tươi của những bài nhạc thiếu nhi… Nhưng đó chỉ là một mặt của công việc, đó chỉ là những phút giây hiếm hoi của người giáo viên được thảnh thơi bên học trò của mình. Phần lớn những phút giây còn lại sẽ là muôn vàn công việc không tên khác không thể không làm như sổ sách, giáo án… Đôi khi tôi thấy, bản thân mình giống như một diễn viên nhiều vai khi vừa là mẹ, vừa là cô, là nghệ sĩ, là bác sĩ mà ở vai trò nào cũng đòi hỏi sự hoàn hảo đến mức gần như tuyệt đối.
Áp lực là vậy nhưng tôi nhận ra rằng, bất kể nghề nào cũng phải có tình yêu. Chỉ có tình yêu nghề mới có thể làm người ta gánh trên vai một sứ mệnh, ví như sứ mệnh "ươm mầm cho những chồi non tương lai của đất nước" mà gắn chặt thanh xuân, gắn chặt một phần cuộc đời của mình với sứ mệnh ấy. Để rồi, mỗi ngày đến trường, được nhìn các con, nhìn những nhân tài tương lai của đất nước, mọi áp lực, mệt mỏi dường như xua tan chẳng lúc nào hay. Niềm hạnh phúc ấy, bình dị biết bao nhiêu.
Thế nhưng, để nếm trải được những hạnh phúc bình dị ấy, có lẽ, chẳng riêng mình tôi phải trải qua biết bao nhiêu bài học, biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc để rồi thấy rằng, niềm vui luôn đến từ sự nỗ lực, sự kiên trì để các con biết cầm bút viết, biết cầm bút tô vẽ những nét chữ đầu đời, những con vật ngộ nghĩnh… Và tôi cười giòn tan khi bé hát bi bô những bài hát chỉ vỏn vẹn vài câu. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi đến cuối ngày, chẳng có phụ huynh nào gọi điện báo cô rằng bé "thế nọ, thế kia".
Thật vậy! Ví cô giáo mầm non như người trồng cây sẽ chẳng sai khi cây được chăm sóc chu đáo sẽ phát triển tốt và ngôi nhà được "xây" những "nền móng" vững chãi sẽ chắc chắn đến nhường nào.
Tôi nghĩ, hôm nay mình đang trồng những nhành cây đầu tiên và tôi tin những nhành cây nhỏ xíu ấy sẽ lớn nhanh, xanh tươi và đơm hoa kết trái...
Chia sẻ với phóng viên Gia đình & Xã hội, cô Ma Diệu Linh giãi bày: "Có rất nhiều khó khăn, thách thức đổ dồn lên cô giáo mầm non. Do đó, những cô giáo mầm non như chúng tôi không mong mỏi gì hơn là được nhận sự cảm thông và chia sẻ từ phía phụ huynh để giảm bớt áp lực, để cùng nhau chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ một cách tốt đẹp nhất".
Theo cô Linh: "5 năm công tác với vai trò là giáo viên mầm non không quá dài cũng không quá ngắn để hiểu nghề. Đến bây giờ, để hoàn thành trách nhiệm cô giáo mầm non thật không dễ dàng nhưng tôi luôn có niềm tin vào chính mình rằng, mình đã đúng khi chọn làm cô giáo mầm non – người ươm những "mầm xanh tương lai của đất nước"...".
Là phụ huynh có 2 con gái đã trải qua lớp mầm non, chị Nguyễn Thị Hương (38 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: "Bên cạnh những bài học được học theo giáo trình, theo từng độ tuổi, cái tôi quan tâm nhất với các con ở giai đoạn theo học mầm non là khi trở về nhà, các con có yêu cô giáo, yêu trường, yêu lớp, yêu các bạn của mình không (?). Nếu con tôi yêu cô, yêu bạn nghĩa là ở lớp, con được cô giáo dạy dỗ bằng sự yêu thương".
Cùng quan điểm, chị Anh Thư (32 tuổi, ở Hà Đông) cho rằng: "Làm nghề giáo viên đã cực, làm giáo viên cấp mầm non sẽ vất vả hơn rất nhiều nên sự vất vả của giáo viên mầm non, các phụ huynh hoàn toàn thấu hiểu và mong muốn, các cô mầm non tiếp tục vững bức trên con đường đã chọn để tiếp tục hành trình vun bồi cho những "mầm xanh" bằng tất cả sự yêu thương như yêu thương chính con của mình".

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 49 giây trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 5 phút trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 9 phút trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 10 phút trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc
Thời sự - 3 giờ trướcNhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Hiện trạng dự án mở rộng đường 'huyết mạch' hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) có tổng kinh phí hơn 8.100 tỷ đồng. Sau khi mở rộng, tuyến đường sẽ có 8-10 làn đường, mặt cắt ngang 50-60 m, tốc độ thiết kế 80-100km/h.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.