Bưởi Diễn ngon, bổ, rẻ nhưng ăn bao nhiêu là đủ và cách ăn bưởi tốt nhất không phải ai cũng biết!
GĐXH - Bạn có thể ăn hết 1 quả bưởi cũng không sao, nhưng tuyệt đối không ăn bưởi khi bụng rỗng, kể cả bưởi ngọt.
Bưởi diễn vào mùa, đa số những người trồng bưởi cho rằng năm nay, thời tiết ủng hộ nên cho quả có quả to, mã đẹp và ngọt mọng nước. Tuy nhiên do được mùa nên giá bưởi năm nay có phần da dạng và thấp hơn mọi năm.
Với những bưởi được trồng ở đất Phú Diễn, nhìn chung giá bán vẫn dao động ở mức 35.000 – 40.000 đồng/quả. Tuy nhiên, với giống bưởi Diễn nhưng trồng tại địa phương khác thì giá thấp hơn, nhiều người mua với giá giao động trên dưới 20.000, thậm chí có nơi còn giao bán khoảng 5.000 - 10.000 đồng/quả.
Với những loại bưởi giá rẻ, dù biết không phải bưởi Diễn chính gốc, nhưng vẫn đắt khách chẳng kém cạnh bưởi Diễn chuẩn xịn, thậm chí người mua không phải đắn đo vì giá thành rẻ lại thơm ngon và bảo quản được lâu. Nếu để 3-4 quả trong phòng cũng tỏa hương thơm nức.
Cách ăn bưởi tốt nhất không phải ai cũng biết
Thời điểm ăn bưởi trong ngày là tốt nhất là sau khi ăn sáng xong khoảng 1h, bạn có thể ăn hết 1 quả bưởi cũng không sao, nhưng tuyệt đối không ăn bưởi khi bụng rỗng, kể cả bưởi ngọt. Mặt khác lượng vitamin trong trái bưởi được ăn vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn vào buổi trưa, chiều hoặc tối nhưng thời điểm này lượng hấp thụ vitamin và dưỡng chất không đạt hiệu quả tối đa như khi bạn ăn nó vào buổi sáng.
Khi ăn nên để lại lớp màng trắng bám ở dưới đáy múi bưởi, đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ vì thế đừng nên bóc quá kỹ khi ăn bưởi nhé.
Tốt nhất, nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi, bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trừ khi trẻ nhỏ và người già hoặc người ốm, đau răng, khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép.
Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng sau khi ăn bưởi. Đó đều là những liều thuốc quý giá và tự nhiên mà chúng ta có thể dùng để chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng bưởi cũng như những thực phẩm khác, sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí có thể biến thành "độc dược" nếu ăn không đúng cách.
Không ăn bưởi trong các trường hợp sau:
Không ăn khi đói
Bưởi là món ăn được những người muốn giảm cân ưa chuộng. Nhiều người chọn cách sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bằng bưởi để giảm mỡ trắng, giữ eo thon cho cơ thể. Tuy nhiên, cách này không nên lạm dụng, ít nhất là đối với người có nguy cơ đau dạ dày.
Không ăn ngay sau uống rượu, hút thuốc
Thông thường phải sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi. Bởi trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên.
Không ăn khi đang bị tiêu chảy
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng…
Không ăn cùng thời điểm uống thuốc
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Đối với người có lượng mỡ trong máu cao, người thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng... không nên ăn bưởi. Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride… các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Bí quyết chọn bưởi Diễn ngon của các bà nội trợ
Khi nhắc tới cách chọn loại bưởi Diễn ngon, 10 quả như 10, bà nội trợ này lưu ý: "Mua bưởi Diễn không nên ham quả to. Chỉ cần chọn quả dáng tròn đều, cuống nhỏ, vỏ căng, cầm chắc tay là được.
Bưởi Diễn thường có trọng lượng từ 6-9 lạng/quả. Chú ý chọn những quả có lớp vỏ mỏng, xấu và màu vàng rơm hoặc vàng sậm.
Nếu muốn ăn ngay, nên chọn những trái có vỏ nhăn, hơi héo sẽ nhiều nước, khi bóc ra sẽ róc vỏ, tép bưởi vàng mượt, ngọt lịm và mùi thơm mát.
Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.
7 thực phẩm giúp bổ sung nước khi chuyển mùa
Sống khỏe - 1 giờ trướcKhi thời tiết chuyển sang mùa đông, việc duy trì nước cho cơ thể là rất quan trọng. Các thực phẩm như dưa chuột, dâu tây, cần tây… rất giàu nước và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là những thực phẩm chứa lượng nước dồi dào để duy trì hydrat hóa.
Người béo và người gầy, ai dễ mắc loãng xương hơn? Câu trả lời đơn giản nhưng ít ai ngờ tới
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người thường mặc định người béo sẽ có sức khỏe yếu, dễ mắc mọi loại bệnh tật hơn người gầy. Nhưng điều này có đúng với bệnh loãng xương?
4 điểm chung khi ngủ của người tuổi thọ thấp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGiấc ngủ liên quan mật thiết với sức khỏe, chất lượng giấc ngủ phần nào sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn.
Bất ngờ với 2 loại tinh bột chứa chất "như thuốc giảm cân"
Sống khỏe - 7 giờ trướcCác nhà khoa học Mỹ và Áo đã tìm ra thứ có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm cân, giảm mỡ cực tốt trong 2 nguồn tinh bột quen thuộc.
Người đàn ông 51 tuổi đột quỵ trong đêm làm một việc sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Trước khi viện cấp cứu vì lên cơn đột quỵ, người đàn ông này đã tắm nước nóng để thư giãn cơ thể vào khoảng 10 giờ tối.
Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay
Mẹ và bé - 22 giờ trướcSự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (4): Thương người bệnh mà ở lại, lỡ ra đi sẽ quay về
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều ca phẫu thuật cho người bệnh ở BVĐK tỉnh Khánh Hòa, nhân viên y tế và phẫu thuật viên chỉ nhận được mức phụ cấp rất thấp.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (2): Đứng 12 tiếng ghép tạng 'được' 280.000 đồng; cả tháng trực 'thua' ship hàng 1 ngày
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - 13 năm qua, phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn giữ nguyên nên mới dẫn đến những chuyện khó tin như ca ghép tạng kéo dài 8-12 tiếng, bác sĩ chỉ được 280.000 đồng.
Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà
Y tếGĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được.