Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào?

Thứ bảy, 10:04 02/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Quang Dũng từng cho biết anh phải lệ thuộc thuốc ngủ suốt 8-9 năm do mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

Quang Dũng là chàng ca sĩ được đông đảo khán giả yêu mến bởi giọng ca trầm ấm, nồng nàn. Sau hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Quang Dũng đến nay vẫn phủ sóng rộng rãi và là ca sĩ đắt show cả trong và ngoài nước. 

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe, căn bệnh của anh mắc nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.

Mới đây, chia sẻ với Tiền phong, Quang Dũng cho biết anh từng trải qua trận ốm nguy kịch khi anh chỉ có một mình chống chọi với Covid-19 tại nhà ở Mỹ: "Năm vừa rồi, tôi bị Covid-19 mém tiêu lúc ở Mỹ, bị nặng mà không có ai bên cạnh. Tám ngày sốt, tôi xuống 9 ký. Bị xong, người mình xanh lét giống như không có sức sống".

Anh cho hay trong đời đi hát, viêm họng, sốt là chuyện thường, uống thuốc là khỏi, lần bị này là nặng nhất. Anh lúc đó cũng hoảng nên ai bày gì cũng làm theo. Chẳng hạn mỗi ngày 3 lần anh uống thuốc cảm, tổng cộng 60 viên trong 10 ngày, sau này mới biết uống liều cao như thế có thể gây chảy máu dạ dày.

Ngày nào anh cũng xông lá 2-3 lần mà không biết như thế sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Hậu quả là nhiều lúc anh không đi nổi: "Có đêm lúc mê lúc tỉnh không biết mình đang ở đâu. Những lúc tỉnh táo chỉ biết nằm niệm Phật".

Quang Dũng từng cho biết anh phải lệ thuộc thuốc ngủ suốt 8 -9 năm rồi. "Mọi người chỉ cách detox, làm tế bào gốc, uống thuốc Đông y nhưng tôi quen uống thuốc ngủ 8-9 năm nay rồi". Nguyên nhân là vì nam ca sĩ thường xuyên chạy show bay đi về liên tục giữa Mỹ và Việt Nam, gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một người trưởng thành trung bình cần 7 đến 8 giờ để ngủ mỗi đêm. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất lượng, thời gian và số lượng giấc ngủ không đảm bảo. 

Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau như mất ngủ, khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc, bị thức giấc nhiều lần trong đêm, bị ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ… Trong đó chứng mất ngủ là phổ biến nhất.

- Mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.

- Người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ thì hệ miễn dịch cũng kém hơn so với người bình thường.

- Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.

- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Thiếu ngủ sẽ khiến làn da khô ráp, dễ lão hóa, nếu có vết thương trên da thì cũng khó lành hơn.

- Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.

- Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, nhất là ăn thực phẩm kém lành mạnh dễ gây tăng cân, béo phì.

- Người mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

Làm gì để phòng tránh rối loạn giấc ngủ

Bạn có thể hạn chế rối loạn giấc ngủ khi thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để nâng cao chất lượng giấc ngủ như sau:

Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ về tình hình sức khỏe khi gần tuổi 50, việc lệ thuộc vào thuốc của anh nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Thiết kế phòng ngủ sao cho luôn yên tĩnh, mát mẻ và không quá sáng.

- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi.

- Hãy suy nghĩ tích cực: Luôn giữ tâm lý thoải mái, không lo âu, muộn phiền trước khi đi ngủ. 

-  Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ. Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim hành động.

- Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và tạo thói quen đi ngủ sớm trước 23 giờ, ngủ đủ 7 - 8 tiếng trong ngày. Trước khi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn bằng các phương pháp như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách, tập thiền.

- Hạn chế xem đồng hồ, chỉ dùng đồng hồ cho việc báo thức, nếu bạn không ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi phòng ngủ và tham gia một hoạt động thư giãn nào đó ví dụ như đọc sách. 

- Không ngủ trưa quá lâu: Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa nhưng hãy ngủ trưa duới 30 phút để cơ thể thư giãn, không ngủ trưa sau ba giờ chiều.

- Hạn chế các chất kích thích: Hạn chế uống trà, cà phê, soda, rượu và không hút thuốc lá ít nhất bốn giờ trước khi ngủ. Đồng thời cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ. 

- Rèn luyện thể thao thường xuyên: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tăng sức khoẻ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhưng hãy nhớ không tập thể dục trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ vì như vậy có thể khiến bạn bị đau cơ hoặc tăng hormone hưng phấn làm rối loạn giấc ngủ.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Top