Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại rau mùa xuân mọc dại đầy vườn, giúp trị cảm lạnh và cao huyết áp cực hiệu quả

Thứ năm, 15:16 29/02/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Rau khúc không được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng, nhưng lại là một loại cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.

Rau khúc là một loài rau dại. Hằng năm, cứ tới mùa xuân, cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. thường hay gặp nhất ở bờ ruộng, bờ cát ven sông ...

Loại rau mùa xuân mọc dại đầy vườn, giúp trị cảm lạnh và cao huyết áp cực hiệu quả - Ảnh 1.

Rau khúc có thể dùng để ăn và làm thuốc. Ảnh minh họa

Cây rau khúc còn có tên gọi khác là Phật nhĩ thảo, thanh minh thảo. Cây có tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc.

Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, lá khúc tẻ dùng làm thuốc.

Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, đi vào kinh Phế, có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Loại rau này được dùng để chữa ho nhiều đờm, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng…

Loại rau mùa xuân mọc dại đầy vườn, giúp trị cảm lạnh và cao huyết áp cực hiệu quả - Ảnh 2.

Lá khúc nếp được dùng làm bánh khúc. Ảnh minh họa

Trong dân gian, lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, làm rau nấu ăn, lá khúc tẻ dùng làm thuốc. Rau khúc có thể dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, viêm khí quản mạn tính, hen suyễn có đờm, phong thấp tê đau, huyết áp cao. Liều dùng từ 15-30g, sắc uống hoặc hãm uống. Rau cũng có thể được thái nhỏ, trộn với ít đường, hấp cơm uống.

Về mặt y học hiện đại, rau khúc có chứa flavonoid 5%, tinh dầu 0,05%, các vitamin B, C, caroten, chất diệp lục, chất nhựa, dầu béo… Tinh dầu trong rau khúc có nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ rau khúc

Loại rau mùa xuân mọc dại đầy vườn, giúp trị cảm lạnh và cao huyết áp cực hiệu quả - Ảnh 3.

Rau khúc phơi khô, tích trữ để dùng dần. Ảnh minh họa

- Chữa cảm lạnh phát sốt, ho: Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g (hoặc 30-40g tươi), sắc nước uống trong ngày; Có thể thêm tía tô, kinh giới, mỗi thứ 9g, cùng sắc uống.

- Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Dùng độc vị rau khúc khô 30g sắc uống; Hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống. Còn có thể dùng: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa, hạnh nhân, bạch tiền, mỗi thứ 9g, sắc uống.

- Chữa cao huyết áp: Dùng rau khúc khô 12g, câu đằng 9g, tang ký sinh 9g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa gân cốt sưng đau, chân và đầu gối sưng thũng, đòn ngã tổn thương: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, sắc nước uống trong ngày.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 1 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 16 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 17 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top