Cách giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư
GiadinhNet - Nhiều bệnh nhân ung thư chết là do suy kiệt, đau đớn, khủng hoảng tinh thần chứ chưa chết vì khối u. Nếu biết kết hợp Đông y với Tây y trong điều trị u bướu sẽ giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, giảm đau, giảm các tác dụng phụ và những di chứng của hóa xạ trị.

Bỏ dở điều trị vì cơ thể đau đớn, kiệt quệ
Đặc điểm chung của u bướu là do sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn của các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát và tùy từng cơ quan, bộ phận cơ thể khối u sẽ gây ra tổn thương, làm mất chức năng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, suy kiệt khi khối u bướu phát triển ngày càng to gây chèn ép. Chẳng hạn, u phát triển ở vùng tiêu hóa sẽ chèn ép xâm lấn đường tiêu hóa. Bệnh nhân không ăn, đại tiện được…
Ngoài ra, sự phát triển của khối u phá hủy các khối cơ, các mô của cơ thể khiến cho cơ thể người bệnh phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Các dưỡng chất của cơ thể nuôi khối u khiến bệnh nhân suy kiệt, đau đớn, không ăn ngủ được. Tế bào ung thư lại có đặc điểm di căn các cơ quan khác.
Với y học hiện đại, ở giai đoạn sớm ung thư có thể được điều trị triệt để. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh thường ở giai đoạn vừa, muộn nên các phương pháp điều trị Tây y sẽ rất nặng nề khiến cơ thể kiệt quệ mà chưa chắc đã tiêu diệt hết được tế bào ung thư.
Những phương pháp điều trị ung thư hiện nay ngoài tác động tích cực là tiêu diệt khối u còn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, một số người bệnh thậm chí phải bỏ dở, từ chối điều trị. Sau khi được điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân ung thư sức khỏe thường có thể bị sa sút và chất lượng sống kém do tác dụng phụ của thuốc. Ví như sau phẫu thuật cắt khối u, bệnh nhân dễ sụt cân vì không thể ăn đầy đủ do đau, buồn nôn hay do các quy định hạn chế thức ăn. Sau các đợt hóa trị hay xạ trị, tế bào ác tính bị tiêu diệt thì những tế bào lành, tế bào vùng lân cận cũng bị tổn hại. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là trên các tế bào máu được tạo ra từ tuỷ xương, tế bào chân tóc, tế bào niêm mạc miệng, đường tiêu hoá, trong tim, phổi, và hệ thống sinh sản. Đó là lý do vì sao sau hóa trị, xạ trị các bệnh nhân thường bị thiếu máu, khô miệng và khó nuốt, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, viêm da, đại tiểu tiện ra máu... nhiều khi phản ứng nghiêm trọng làm mất hoặc rối loạn chức năng: bệnh khỏi người cũng tàn phế. Đông y kết hợp Tây y trong điều trị u bướu làm giảm thiểu các tác dụng phụ và di chứng của hóa xạ trị, giúp người bệnh đỡ đau đớn khổ sở nhờ đó mà người bệnh hoàn thành liệu trình điều trị thuận lợi chất lượng sống được cải thiện.
Nâng cao thể trạng bằng cách nào?
Y học cổ truyền có thể giúp hỗ trợ điều trị ung thư một cách toàn diện để hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng sống, điều trị triệu chứng và giới hạn tái phát, di căn. Đông y quan niệm coi con người là cơ thể thống nhất, là tiểu vũ trụ. Theo đó, điều trị sẽ không nhắm đích vào một bộ phận mà luôn phải quan tâm đến cải thiện tình trạng toàn thân tức là nâng cao sức đề kháng mà khống chế sự phát triển của u bướu.
Nguyên tắc điều trị u bướu thường đề cập tới hai mặt là phù chính và khu tà. Phù chính là bổ chính khí, điều hòa khí huyết và chức năng sinh lý của tạng phủ, kinh lạc, nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tật, tăng cường thể trạng và khả năng miễn dịch tiến tới ổn định và loại trừ u bướu cải thiện chứng trạng. Khu tà bằng các vị thuốc hoạt huyết, hóa ứ, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc, nhuyễn kiên làm mềm và tan biến các u cục. Cơ thể con người bình thường chỉ ốm không ăn ngủ được đã bị khủng hoảng hay chỉ cần phải suy nghĩ nhiều việc gì, cơ thể đã gầy sút, rối loạn. Ở đây, người bệnh ung thư lúc nào cũng lo lắng bệnh tật càng dễ làm cơ thể suy kiệt, mệt mỏi. Khối u tăng nhanh gây đau đớn suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân.
Với bệnh nhân ung thư, tinh thần càng quan trọng. Liệu pháp này giúp bệnh nhân “tư duy tích cực”, có tinh thần lạc quan đối với cuộc sống. Sau liệu pháp tâm lý là các liệu pháp Đông dược, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh, chế độ ăn uống và chế độ điều dưỡng. Bằng các liệu pháp y học cổ truyền không có tác dụng phụ giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống từ đó người bệnh lạc quan quyết tâm chiến đấu chống lại bệnh u bướu.
Người bệnh ung thư cần chăm sóc tốt dinh dưỡng để bù lại việc hao hụt năng lượng do các khối u gây ra. Về chế độ dinh dưỡng cần quân bình âm dương (acid và kiềm). Cơ thể con người có khuynh hướng hơi kiềm (dương) là tốt nhất, cụ thể là pH=7,35-7,4. Nếu cơ thể có khuynh hướng acid hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài làm tăng gánh nặng cho gan thận, suy giảm sức đề kháng. Tình trạng acid làm cho cơ thể mau lão hóa, dễ mỏi mệt, tâm thần không ổn định. Tính acid tăng khi người ta lo lắng thái quá hay lao động quá sức. Những thức ăn ngon như thịt, lòng đỏ trứng, gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng thường mang tính sinh acid; các loại rau - củ - đậu, rong biển, trái cây, gạo lức đều mang tính kiềm. Theo đó, nên ăn nhiều rau (bông cải, dền, bắp cải, củ), nấm, rong tảo biển, trái cây, tỏi, hành tím và cá; hạn chế thịt, muối, đường, trứng, hóa chất (phẩm màu, hương vị thực phẩm).
Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước, tập thể dục thể thao, cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn… chính là chìa khoá giúp nhiều bệnh nhân ung thư từng bước cải thiện sức khoẻ.
Theo TS.BS Phí Thái Hà, nhìn chung, việc điều trị ung thư bằng Đông y không nhanh như Tây y, nhưng cũng có thể khiến cơ thể khỏe lên, u dần dần nhỏ đi, thậm chí giúp người bệnh sống chung với khối u đó. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được khống chế bằng Đông y cũng có thể cải thiện chứng trạng, kéo dài tuổi thọ nâng cao chất lượng sống…
TS.BS Phí Thái Hà (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 6 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 1 ngày trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.