Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách rửa bát tiết kiệm sạch bong và tận dụng nước vo gạo của người Hà Nội xưa

Thứ sáu, 08:09 11/11/2022 |

GiadinhNet - Ăn cơm xong đến phiên ai đi rửa bát, nhưng phải biết rửa tiết kiệm, bát đĩa sạch, thơm tho. Theo lời kể của chuyên gia ẩm thực Vũ Thị Tuyết Nhung, nhờ cách dùng nước vo gạo thời ấy mà mẹ của chị có bạn hiền lâu năm.

Cách rửa bát xưa sạch bong thơm tho

Trong bài "Cách dọn mâm cơm và để phần cơm của người Hà Nội xưa - nét đẹp của sẻ chia và ký ức đăng trên giadinh.suckhoedoisong.vn, chuyên gia ẩm thực Vũ Thị Tuyết Nhung đã chia sẻ rằng, các gia đình Hà Nội xưa thường rất đông con, chỉ có bố đi làm lo nuôi sống cả nhà. Nhiều nhà bố ra chiến trường, mẹ vào nhà máy, xí nghiệp làm tối mắt tối mũi - nên trẻ em hầu như tự lực hết các việc nhà, nhẹ nhất là việc dọn mâm bát và rửa bát.

Vì thế mới có chuyện chị em tôi phân chia nhau rửa bát theo phiên, để ăn cơm xong tới phiên ai thì tự động rửa bát, khỏi tị nạnh nhau nảy máu mắt.

Bữa nào cũng vậy, cứ ăn cơm xong là các chị em hè nhau bê mâm bát, xoong nồi xuống bếp, cất lại các thứ thức ăn dự trữ như lạc vừng, dấm mắm vào chạn, trộn cơm cho chó, mèo... rồi tới bê các loại bát đũa bẩn ra cạnh bể nước cho người tới phiên làm nhiệm vụ rửa bát.

Cách rửa bát của người Hà Nội xưa kiểu gì cũng có bạn hiền vài chục năm - Ảnh 2.

Xưa bát đũa bẩn được bê ra sân cho người tới phiên làm nhiệm vụ ngồi rửa bát. Ảnh minh họa.

Xưa không có nước rửa bát như bây giờ, hầu như chỉ dùng miếng xơ mướp già, rửa bát lần 1 bằng nước vo gạo đặc, rồi tráng lại bằng ấm nhôm, hay nồi nước nóng đặt ghé bên bếp than quả bàng đã bít bớt lửa, hoặc bếp mùn cưa đã sắp tàn.

Bát đĩa rửa xong sẽ được úp vào chiếc rổ sảo to để nóc bể nước ngoài sân cho róc nước, trước khi cất vào chạn. Nếu là rửa bát sau bữa cơm trưa, rổ bát sẽ được phơi nắng chiều cho khô nỏ, sạch bong, thơm tho.

Và câu chuyện nhờ nước vo gạo mà có thêm thêm bạn hiền

Trước khi rửa bát, thì các loại cấn cá, lá rau, cháy nồi phải được cạo vét thật kỹ đổ vào chiếc vại sành Hương Canh đựng nước vo gạo to tướng để ở góc sân.

Nước vo gạo được dùng để rửa bát đầu tiên, sau đó để lắng, chắt bớt nước trong đi rồi đổ nước đục vào vại nước vo gạo. Cái chậu nước gạo cũng khá nặng, có lần tôi bê lên đổ vào vại, nhỡ tay đánh rơi khiến nó vỡ thành hai mảnh to tướng, và bị mẹ tôi mắng là "con gái hậu đậu".

Dịp Tết nhà có bánh chưng, mỗi khi bóc bánh dọn mâm là mẹ tôi thường để ý đi từ nhà trên xuống bếp, nhắc các con phải ngâm mấy tấm lá bánh chưng lớp trong cùng vào chậu, hoặc vại nước gạo để gợt hết đám hạt gạo nếp nhừ bét, sót trong những góc lá bánh vào vại, xong giũ sạch, mới được vứt lá bánh bỏ vào bồ rác.

Đứa nào làm biếng, mẹ nghi nghi là vào lật bồ rác kiểm tra lá bánh, sót hạt gạo nào là bị mẹ mắng ngay lập tức là không biết tiết kiệm cho người nuôi lợn.

Người nuôi lợn là bà lấy nước gạo quen thuộc ở dưới bãi sông Hồng. Cứ hai ngày một lần bà lên phố gõ cổng sau vào xin nước gạo, đổ vào đôi thùng cao su to, gánh đem về nhà bên bãi sông Hồng để nuôi lợn.

Cách rửa bát của người Hà Nội xưa kiểu gì cũng có bạn hiền vài chục năm - Ảnh 4.

Mỗi khi rửa bát, cơm thừa canh cặn, cuộng rau đều được cho vào vại nước gạo để có người lấy về nuôi lợn. Ảnh minh họa.

Tôi còn nhớ khi bà lấy nước gạo áo nâu khăn vấn báo tin cưới được cô con dâu áo xanh sĩ lâm, tóc cặp ba lá - thì ngay lập tức "truyền" việc ra phố gánh nước gạo về nuôi lợn cho cô con dâu ngay.

Nhưng vẫn giữ lệ, cuối tháng cô con dâu lại đem cho nhà tôi một chiếc chổi lúa rơm nếp, một chiếc chổi nan tre hoặc một chiếc chổi sể từ thân cây thanh hao hoa vàng dài ngất nghểu để nhà tôi dùng quét nhà, quét sân, quét hè.

Mẹ tôi thường cất mấy chiếc chổi sể thanh hao ấy lên gác bếp, khi nhà có ai đau bụng, hay cảm gió là đốt chổi thanh hao dưới gầm hơ cho người nằm úp bụng phía trên. Hơ lửa nhanh tay qua lại một lát là tự dưng hết bệnh - kỳ lạ thế.

Nhờ cách rửa bát tiết kiệm và việc lấy nước gạo nuôi lợn thời ấy mà mẹ tôi có bạn hiền. Trải mấy chục năm gia đình tôi và gia đình bà lấy nước gạo ở bãi sông Hồng trở nên rất thân thiết, chuyện vui chuyện buồn đều chia sẻ.

Mỗi khi cô con dâu chửa đẻ, nghỉ gánh nước gạo thì bà mẹ chồng lại lên phố lấy nước gạo về nuôi lợn. Gặp mẹ tôi mời miếng trầu vỏ, hai bà lại chuyện như pháo rang, nước cốt trầu vương đầy khóe miệng chả kịp quết.

Chiếc vại nước gạo góc sân lấp lửng lá rau thừa, vỏ chuối héo, thi thoảng bốc mùi chua chua khó chịu - thế mà rất hữu ích cho nhiều gia đình đất bãi khi xưa nuôi lợn, nuôi gà.

Tới tận bây giờ tôi còn nhớ mãi cái vại nước gạo màu gạch nung cũ kỹ, miệng vại chắp con lươn xi măng đen sì, nằm im lìm ở góc sân nhà, mấy chục năm chả suy suyển.

Từ chuyện tình buồn của đôi trai gái mà ra đời loại bánh tẻ vừa ngon vừa rẻ còn mãi với thời gian, nức tiếng ẩm thực ViệtTừ chuyện tình buồn của đôi trai gái mà ra đời loại bánh tẻ vừa ngon vừa rẻ còn mãi với thời gian, nức tiếng ẩm thực Việt

GiadinhNet - Có những đặc sản rất gần gũi bình dị với đời sống làng quê Việt Nam xưa - đặc sản bánh Tẻ Phú Nhi cũng vậy. Mấy ai biết xuất xứ của loại bánh tẻ này từ một câu chuyện tình rất buồn nhưng lại để lại miếng bánh ngon đặc sản cho nhiều đời sau.



Tuyết Nhung - Ngọc Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm Tỵ nhuận 2 tháng 6, chuyên gia khuyên bạn nên biết những lưu ý trong tháng nhuận này để an yên

Năm Tỵ nhuận 2 tháng 6, chuyên gia khuyên bạn nên biết những lưu ý trong tháng nhuận này để an yên

- 6 giờ trước

GĐXH – Năm 2025 có nhuận 2 tháng 6, vì sao năm Tỵ nhuận hai tháng 6 người xưa lại e dè và cần làm gì trong tháng để bình an, dưới đây chuyên gia phong thủy đã có những chia sẻ.

Khi dâng nước cúng, lượng nước rót vào chén bao nhiêu thì chuẩn phong thủy

Khi dâng nước cúng, lượng nước rót vào chén bao nhiêu thì chuẩn phong thủy

- 9 giờ trước

GĐXH - Việc thay nước thường xuyên trên bàn thờ giúp gia chủ duy trì vận khí tốt, mang lại những điều may mắn và tránh khỏi những điều xui xẻo. Vậy lượng nước rót vào chén bao nhiêu là đủ, tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Thực hư nhà có suối chảy phía sau dẫn đến tán tài, không tốt cho gia chủ

Thực hư nhà có suối chảy phía sau dẫn đến tán tài, không tốt cho gia chủ

- 9 giờ trước

GĐXH - Suối nước chảy sau nhà là hình ảnh thường thấy ở các vùng quê hoặc những khu vực nhà ven rừng, vùng núi. Theo quan niệm phong thủy, nếu suối chảy xiết, quá gần nhà, hoặc chảy theo hướng thoát đi thì đó lại là biểu hiện thoát khí, tán tài, không tốt cho gia chủ.

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới

Nếu phải chuyển nhà gấp, bạn cần lưu ý gì để tránh ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới

- 12 giờ trước

GĐXH - Yếu tố phong thủy được xem là phần quan trọng, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe và sự bình an của gia đình tại nơi ở mới. Vậy chuẩn bị chuyển nhà bạn cần lưu ý những gì về phong thủy?

Đặt cây này trên bàn làm việc, vừa đảm bảo sức khỏe, thu hút vận may về tài chính vừa có cơ hội nghề nghiệp thăng tiến

Đặt cây này trên bàn làm việc, vừa đảm bảo sức khỏe, thu hút vận may về tài chính vừa có cơ hội nghề nghiệp thăng tiến

- 17 giờ trước

GĐXH - Đặt cây dương xỉ cẩm thạch trên bàn làm việc vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian, vừa mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và phong thủy. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc việc trang trí bàn làm việc của mình với loại cây này.

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc

Khi chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà gia chủ cần lưu ý gì để đảm bảo sự an yên và tài lộc

- 1 ngày trước

GĐXH - Khi có nhu cầu chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà, việc thực hiện cần tuân thủ những nguyên tắc phong thủy và nghi lễ tâm linh quan trọng nhằm đảm bảo sự an yên và tài lộc cho gia chủ.

Cách hóa giải kèo nhà xuyên tâm hiệu quả theo phong thủy để không ảnh hưởng đến vận khí và sự an yên của gia chủ

Cách hóa giải kèo nhà xuyên tâm hiệu quả theo phong thủy để không ảnh hưởng đến vận khí và sự an yên của gia chủ

- 1 ngày trước

GĐXH - Việc hóa giải kèo xuyên tâm cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo không phá vỡ công năng sử dụng của ngôi nhà, đồng thời giữ được sự hài hòa giữa kiến trúc và phong thủy.

Những loại cây nhả khí oxy vào ban đêm, trồng trong phòng ngủ giúp tăng sinh dương khí, ngủ ngon và cải thiện sức khỏe

Những loại cây nhả khí oxy vào ban đêm, trồng trong phòng ngủ giúp tăng sinh dương khí, ngủ ngon và cải thiện sức khỏe

- 1 ngày trước

GĐXH - Cây không chỉ tạo không gian sống tươi mát mà còn góp phần cải thiện sức khỏe, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Nếu áp dụng thêm yếu tố phong thủy, cây xanh còn có thể mang lại vận khí tốt cho gia chủ.

Những vị trí cần làm sạch không được bỏ sót khi dọn dẹp nhà vệ sinh

Những vị trí cần làm sạch không được bỏ sót khi dọn dẹp nhà vệ sinh

- 1 ngày trước

GĐXH - Nhà vệ sinh và nhà tắm dễ phát sinh nhiều mùi khó chịu do độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lưu ý một số vị trí trong quá trình dọn dẹp nhà vệ sinh.

Cách đặt tượng Thanh Long mang lại hiệu quả phong thủy để bảo vệ gia đình, thu hút tài lộc

Cách đặt tượng Thanh Long mang lại hiệu quả phong thủy để bảo vệ gia đình, thu hút tài lộc

- 2 ngày trước

GĐXH - Tượng Thanh Long là biểu tượng của quyền uy và năng lượng mạnh mẽ, giúp cân bằng phong thủy và thu hút tài lộc. Cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Top