Cải tạo toàn phần Hồ Gươm: Hợp lý nhưng cần thận trọng
Giadinh.net - Sau khi đăng bài viết “Cải tạo toàn phần Hồ Gươm”, GĐ&XH đã nhận được ý kiến của một số nhà khoa học xung quanh vấn đề này. Xin tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
GS sử học Lê Văn Lan: Hồ Gươm đối mặt trước biến động mới
Cần thận trọng, kính trọng khi ứng xử với Hồ Gươm, đó là thông điệp mà GS Lê Văn Lan muốn gửi tới những người sẽ trực tiếp cải tạo hồ trong thời gian tới.
Thưa GS, Thành phố đã đồng ý cho việc xây dựng dự án cải tạo Hồ Gươm. Và sắp tới, những công đoạn đầu tiên sẽ được tiến hành. Mấy nghìn năm nay, chưa có một cuộc cải tạo toàn phần nào được triển khai tại khu vực linh thiêng và chứa đầy huyền bí này...
- Giờ đây, tôi lại nghĩ đến tứ thơ “nước còn cau mặt với tang thương” – nghĩa là cau mặt với những sự biến đổi, biến động diễn ra theo lịch sử. Hồ Gươm hôm nay đang đối mặt với một sự biến động lớn lao, như trong lịch sử hàng nghìn năm nay, nó đã từng phải đối mặt. Từ một khúc (hoặc chính là) sông Hồng, bị co hẹp lại thành một chiếc hồ mang dáng dấp con sông (chiều dài gấp bội lần chiều rộng), Hồ Gươm đã trở thành một chiếc hồ nhỏ bé như hôm nay. Nay đặt vấn đề cải tạo toàn phần hồ, tức là đặt hồ trước một sự biến động nữa, vậy thôi.
Nhưng có phải là biến động tất yếu? Và tại sao lại là lúc này?
- Trải qua hàng nghìn năm như vậy, thực tế ghi nhận ba nét đặc trưng của Hồ Gươm. Thứ nhất, Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa. Thứ hai, Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết. Và thứ ba, giờ đây, Hồ Gươm là biểu trưng của một sự trệ đọng trong thế giới đang vần xoay như vũ bão. Để phát huy những đặc trưng tích cực và khắc phục đặc trưng tiêu cực, theo tôi, việc cải tạo Hồ Gươm cũng là hợp lý.
Thế nhưng, sự thiêng liêng của Hồ Gươm khiến không ít người chùn bước, bàn ra tán vào...
- Từ khi có truyền thuyết thần Bạch Mã giúp Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long, tính thiêng đã gắn liền với Hồ Gươm rồi. Theo quan điểm cổ truyền phương Đông, Bạch Mã là Mặt trời, đi một vòng từ Đông sang Tây, từ bình minh đến hoàng hôn rồi quay lại vạch xuất phát, từ đấy đi tiếp vòng mới. Mặt trời vận hành trên vũ trụ làm nên một vòng tròn thiêng, đó là nơi vua ở, có thần linh bảo hộ trú ngụ. Đó là thành Thăng Long. Rốn của vùng đất thiêng đó chính là Hồ Hoàn Kiếm.
Và lớn hơn thế, đó là cụ Rùa với truyền thuyết gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Với cụ, chúng ta phải làm sao đây?
- Hồ Gươm càng thiêng hơn khi xuất hiện truyền thuyết thần Rùa (rùa vốn là con vật thiêng trong thế giới thiêng của vật cổ). Ngoài ra, tính thiêng của nơi này còn làm nên tính trí tuệ và tính triết học của truyền thuyết. Khi Lê Thái Tổ hoàn gươm, thần Rùa vẫn trụ lại nơi này, vẫn “giữ gìn” thanh gươm ấy, không hề “giã từ vũ khí”. Người làm vậy là để nếu một ngày nào đó, thái bình bị đe doạ, Người sẽ lại một lần nữa đặt vào tay người Việt vũ khí để bảo vệ đất nước mình. Chính vì thế, tôi nhắc lại, Hồ Gươm cần được đối xử một cách thận trọng, kính trọng, bởi nếu một sáng thức dậy không thấy Hồ Gươm, nghĩa là chúng ta không còn Hà Nội nữa...
Vậy cớ sao Hồ Gươm lại phải “cau mặt”?
- Hồ Gươm hôm nay trông như một thứ án binh bất động trong sự vận hành của vũ trụ. Đó là biểu thị của một sự tĩnh, nhưng không phải là phạm trù tĩnh trong mối quan hệ với phạm trù động trong nội hàm của triết học và thi ca. Như tôi nói ở trên, đó là sự trệ đọng. Hồ Gươm đang “cau mặt” với cái lầy lội hôm nay. Và cũng thật sự lo lắng bởi bất kỳ một sự nóng vội nào cũng kèm theo sự phũ phàng và bạo liệt.
Nhưng biết đâu vì sự biến động này mà cụ Rùa lại một lần nữa nổi lên, như một số người vẫn cho rằng, mỗi lần cụ Rùa nổi lên là lại gắn liền với một sự kiện nào đó?
- Đó lại là câu chuyện của mê tín. Lúc này đây, tôi muốn cảnh báo về sự lạm phát mê tín nhân danh tín ngưỡng, và điều này thì đặc biệt không được gắn với nơi đẹp và linh thiêng như Hồ Gươm. Tôi phản đối việc gắn vài sự kiện ngẫu nhiên nào đó với sự kiện cụ Rùa xuất hiện.
Chân thành cảm ơn GS.
GS. TS Dương Trung Quốc – Hội Sử học Việt
Tôi nghĩ những người yêu di sản nhưng không có đủ tri thức chuyên môn thì nên lấy sự ủng hộ là chính, còn chính những người có chuyên môn sẽ xây dựng cơ chế giám sát, tránh những luồng dư luận theo cảm tính. Dự án được thực hiện trong thời gian khá dài nên có thể điều chỉnh và đương nhiên cũng phải chấp nhận rủi ro, chỉ có điều hạn chế đến mức thấp nhất. Nhưng hút bùn mới là giải pháp đầu tiên, cần xây dựng quy chế quản lý và quan tâm đến cả những gì ở trên bờ vì không ít những điều bất cập quanh hồ cũng đang được cải tạo, đặc biệt là bảo tồn vốn cổ thụ và các loại cây quý được trồng quanh hồ. Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP. Hà Nội: Hồ Gươm khá đặc biệt vì trong đó có nhiều loại tảo, thuỷ sinh vật quý hiếm. Đặc biệt, hồ còn có cụ Rùa nghìn tuổi. Vì thế, cải tạo thế nào để đảm bảo không mất đi các thủy sinh vật quý và các hoá chất có trong lớp bùn ở dưới đáy không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, cụ Rùa không ảnh hưởng? Tôi nghĩ, trước hết những người thực hiện phải đảm bảo được tất cả những yếu tố này và đánh giá xem mức độ tác động để còn xử lý. Ngoài ra, bản chất của việc hút bùn tất yếu có ảnh hưởng và dẫn đến sụt lún. Nhưng tôi nghĩ, khi đặt ra dự án này, những người thực hiện cũng đã phải tính toán chi tiết và cần xác định xem mục tiêu, kinh phí ra sao để lựa chọn phương pháp chống sụt như: Đóng cọc hay ép? Cọc đấy bằng bê tông hay chất gì? Vì hồ rất linh thiêng nên những người thực hiện dự án cũng cần phải tính toán rất kĩ để làm theo đúng yêu cầu đặt ra. Bà Hồ Thu Cúc – Phòng Động vật có xương sống – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: Như là khi mình thay nước bể cá ở nhà, nguyên tắc là không bao giờ rút hết nước cũ để thay hoàn toàn nước mới. Cần phải để lại một lượng nước cũ để đảm bảo yếu tố sinh thái cho cá nói riêng và cho các động vật sống dưới nước nói chung. Đối với Hồ Gươm cũng vậy, bùn chính là nơi mà cụ Rùa và các sinh vật khác đã trú ngụ hàng trăm năm nay, nên theo tôi, làm gì thì làm, cũng không nên hút hết lượng bùn dưới hồ, đảm bảo an toàn sinh thái cho lòng hồ. |
Tú Anh - Mỹ Hà (thực hiện)

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh
Pháp luật - 3 phút trướcCơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 37 phút trướcSáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia
Đời sống - 1 giờ trướcGiữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 2 giờ trướcSKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình
Đời sống - 2 giờ trướcNhững cuốn sổ tay, nhật ký, lá thư… sau hàng chục năm lưu lạc, đã trở về với người thân liệt sĩ và các cựu binh như nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại. Không chỉ mang theo ký ức thiêng liêng của một thế hệ, kỷ vật ấy còn nhắc nhở chúng ta trân trọng hòa bình, gìn giữ để không lặp lại đau thương chiến tranh.

Ý nghĩa khối xe Nghi trượng trong lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4
Thời sự - 2 giờ trướcKhối xe Nghi trượng gồm xe mô hình Quốc huy, xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, xe biểu tượng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời tiết hôm nay có thuận lợi cho ngày đại lễ 30/4?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, nhiều tỉnh thành Bắc Bộ có mưa dông về chiều. Trong khi Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng trong ngày đại lễ.

Tin sáng 30/4: Diễu binh đang diễn ra tại TPHCM kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước; chi tiết các tuyến đường cấm người và xe vào trung tâm TPHCM từ 3h sáng
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia khai mạc vào 6 giờ 30, xuất phát từ giao lộ Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, di chuyển qua lễ đài chính phía trước Dinh Độc Lập; Công an TPHCM ra thông báo về việc cấm người và phương tiện lưu thông ở một số khu vực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Bắt huấn luận viên chiếm đoạt tiền chế độ của vận động viên
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến thời điểm bị bắt, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, Tôn Quý Hòa đã chiếm đoạt các loại tiền chế độ của 3 vận động viên với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.

Sinh vào 3 tháng Âm lịch này có sao tốt chiếu mệnh nên cuộc đời suôn sẻ, nhiều phúc lộc
Đời sốngGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 4 tháng Âm lịch này, là sự sắp đặt của các vì sao. dường như hòa hợp hơn, mang lại cho con những tài năng và vận mệnh phi thường.