Cám cảnh nhà nghèo lo đồng phục cho con
GiadinhNet - Đầu năm học này, Sở GD&ĐT TPHCM đã có văn bản quy định không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới để khuyến khích tiết kiệm. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn khổ vì đồng phục.
Với các học trò nghèo, có được bộ đồng phục đến trường là chuyện không dễ... Ảnh: Quốc Định. |
Nhà nghèo thật khổ
Bước vào năm học mới này, cũng như nhiều ông bố bà mẹ khác, chị Lê Thị Uyên, có con học ở Trường tiểu học Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) đến điểm bán đồng phục chọn mua cho con. Trong khi các phụ huynh khác mua vài bộ như đồng phục hàng ngày, đồng phục thể dục, đồng phục ngủ… mới đủ cho con dùng thì chị Uyên chỉ có thể chọn 2 bộ để con tiện thay đổi. Vậy mà cũng đã hết nửa triệu đồng. Một chút ngại ngần, chị Uyên cho hay, số lượng chị mua như thế này con chị sẽ không đủ mặc nhưng may là kiểu mẫu đồng phục vẫn như mọi năm nên chị sẽ tận dụng đồng phục cũ của năm trước, dù bây giờ cháu cao hơn trước. Nhà trường không yêu cầu phải thay hoàn toàn đồ mới nhưng con mặc đồ quá cũ để đến trường thì chị cũng chạnh lòng, nhất là mặt bằng học sinh của trường có điều kiện kinh tế rất khá giả.
Anh Nguyễn Văn Tân, có con học ở Trường tiểu học Xóm Chiếu (quận 4) cho hay, do điều kiện eo hẹp nên anh cũng chỉ có thể sắm cho con một bộ đồng phục và sử dụng thêm một bộ cũ. Tuy nhiên, người cha này không mấy phiền lòng vì học sinh ở trường hầu hết đều là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên cũng thoải mái. “Chứ nếu con tôi mà rơi vào trường học con nhà khá giả thì không biết xoay ra làm sao. Mình không lo nổi cho cháu, mà thấy cháu dùng đồ cũ thì rất thương”, anh Tân chia sẻ.
Đồng phục học sinh được các trường đưa ra với lý do loại bỏ sự phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường. Không chỉ quần áo, tại không ít trường còn có đồng phục giày dép, cặp sách và đồ dùng học tập... Đồng phục được thiết kế riêng cho từng trường nên không nói ra thì phụ huynh cũng hiểu rằng chỉ có thể mua từ nhà trường. Chưa kể, theo các phụ huynh, việc mua đồng phục ở trường thường đắt hơn giá bên ngoài mà có khi chất lượng, màu sắc rất tệ.
Một học sinh lớp 11 ở quận 1 chia sẻ rằng, đồng phục của trường em rất đắt nên cả năm học vừa rồi bố mẹ chỉ có thể mua cho em một bộ để đến trường. Vì cứ phải mặc đi mặc lại mà chất vải kém nên đồng phục của em nhanh nhàu cũ. “Điều đó làm em cảm thấy không tự tin và thoải mái vì bộ đồ của em cũ quá. Giá như được mua ở ngoài theo mẫu của trường thì bố mẹ có thể sắm được nhiều bộ đồ hơn cho em”, cậu học trò này bày tỏ.
Cô Huỳnh Thị Bực - Hiệu trưởng Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, một trong những trường khó khăn nhất ở quận 5 cho hay, học sinh của trường tập trung con em gia đình lao động nghèo khó của địa bàn. Có những em mặc liên tục một bộ đồng phục từ lớp 1 đến hết lớp 3, nhìn là thấy cũ, chật ních. “Ở trường có nhiều em mặc quần thể dục chật căng ra vì bố mẹ không có tiền để mua đồ mới dù chỉ 80.000 đồng/bộ, rất thương. Nhà trường không thể yêu cầu phụ huynh sắm đồ mới cho trẻ mà chỉ nhắc nhở họ cho trẻ ăn mặc tươm tất, sạch sẽ. Ngoài ra cũng động viên phụ huynh cố sắm cho con bộ đồng phục hàng ngày mới để mặc trong những dịp lễ”, cô Bực nói.
Không đổi mới đồng phục
Nói về ý nghĩa của đồng phục học sinh trong mỗi nhà trường, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng: “Việc mặc đồng phục trong nhà trường có ý nghĩa hạn chế phân biệt giữa học sinh giàu và nghèo, không phân biệt sang hay hèn giữa các học sinh. Các em đều được bình đẳng. Tuy nhiên, đồng phục cần đơn giản, giá cả hợp lý để gia đình nghèo cũng có thể mua hay tự may”. |
Đối với những người có thu nhập trung bình và thấp thì nỗi lo này lại càng hiển hiện rõ rệt, nhất là ở các khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức… Đối với họ, riêng chuyện cho con đến trường thôi cũng đã là một mối lo nghĩ, nói chi đến việc sắm sửa đồng phục mới cho con. Họ đành phải tận dụng lại đồng phục cũ, dù có những bộ đã cũ nát, chật chội theo thời gian vì đã được sử dụng từ năm này sang năm khác. Nói như vậy để thấy rằng, đồng phục học sinh thật sự là một trong những nỗi lo sát sườn, ám ảnh của nhiều phụ huynh và học sinh, đặc biệt gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Trong bối cảnh ấy, các bậc phụ huynh đó sẽ ấm lòng hơn biết bao nhiêu khi có sự cảm thông và hỗ trợ từ phía nhà trường để làm nhẹ đi nỗi lo đồng phục.
Đề cập đến quy định về đồng phục, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, vào đầu năm học 2013-2014, Sở đã có hướng dẫn cụ thể đến các trường về đồng phục cũng như quần áo thể dục, giày dép… Những đơn vị thực hiện không đúng, Sở sẽ tiến hành kiểm tra, nhắc nhở. “Về đồng phục, theo chỉ đạo là các trường không gây khó khăn cho học sinh, mà phải bàn bạc với phụ huynh học sinh để thống nhất làm, không đổi mẫu đồng phục, bởi không phù hợp với đời sống người dân nói chung”, ông Chương nói.
Để việc mặc đồng phục của học sinh được thực hiện đúng mục đích, giảm bớt khó khăn cho gia đình học sinh, Bộ GD&ĐT đã có yêu cầu các sở GD&ĐT, các nhà trường nghiêm túc nội dung là không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục hàng ngày đến trường. Ở những nơi có điều kiện khó khăn thì cần quy định học sinh chỉ mặc đồng phục một buổi/tuần vào ngày phù hợp. Mẫu đồng phục của nhà trường phải đơn giản, ổn định, dễ tìm mua hoặc may. Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, cho phép gia đình học sinh tự sắm đồng phục theo mẫu của nhà trường. Tuyệt đối không tự ý thay đổi mẫu đồng phục, nếu có thay đổi cần báo trước, được sự đồng thuận của phụ huynh trong trường... |
Quốc Định
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 7 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 9 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 12 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.