Cảm phục chiến sĩ quân hàm xanh trên tuyến đầu chống dịch
GiadinhNet - Xác định phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, những người lính mang quân hàm xanh đã vượt lên những vất vả, thiếu thốn để bám trụ nơi biên giới, bảo vệ sự bình an cho nhân dân cả nước.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã tăng cường các tổ chốt chặt, nhằm xiết chặt khu vực biên giới, đường mòn, lối mở. Ảnh: INT
Đêm lạnh giữa rừng
Nhớ lại thời điểm đầu lập chốt chặn trong rừng để phòng, chống dịch COVID-19, Trung tá Hoàng Xuân Kỳ (Trạm Kiểm soát Biên phòng Cầu Treo, Hà Tĩnh) kể, anh cùng 14 chiến sĩ đã phải cuốc bộ, leo dốc đá đi theo đường mòn đến khu rừng bên cánh phải cửa khẩu để dựng lán. "Cấp tốc" làm nhiệm vụ Bộ Chỉ huy đặt ra bởi ngày hôm sau, dự kiến rất nhiều lao động sẽ ồ ạt vượt biên trái phép qua đường tiểu ngạch.
Ngày đầu tiên, 15 cán bộ, chiến sĩ mang theo một số vật dụng, mì tôm đến nơi dựng chốt. Vị trí đặt chốt là khoảnh rừng tre nứa và cây bụi rậm rạp nằm trên dốc đá son. Lán theo yêu cầu cao 3m, rộng 4m2, bên trong đủ đặt một chiếc giường, chăn màn, vật tư y tế và đồ dùng cá nhân.
Giữa bãi đất dốc đầy đá, nhiệm vụ đầu tiên là cải tạo mặt bằng. Tổ công tác phải xúc đất đổ đi chỗ khác lấy nền, song đào toàn trúng đá. 18h tối, trời đổ mưa, cũng là lúc mặt bằng và khung lán được tạo xong. Chưa có vải dù để phủ lên trên. Người ướt sũng, bạt, chăn màn chưa kịp đem theo, các chiến sĩ đi hái lá, cành cây đem trải dưới các bãi đất gần lán để nghỉ. Cả ngày anh em ăn mỳ tôm, dùng tạm nước suối dưới khe khi khát. Đêm hôm đó, trời mưa rả rích, 15 người vừa nằm vừa run, không thể chợp mắt. Thỉnh thoảng họ phải đưa tay vào cổ kiểm tra hoặc ngồi dậy bật đèn pin soi chân xem có bị vắt hay côn trùng bám.
Bộ đội Biên phòng tuần tra đêm.
Trong đêm lạnh, giữa rừng, anh Kỳ nhớ 2 con ở nhà, cháu lớn mới lên 4, cháu nhỏ đang 15 tháng tuổi. Trước mắt anh là một nhiệm vụ mới, có thể sẽ kéo dài nhiều tháng nữa. Anh tâm sự: "Có lúc thèm nhất bữa cơm gia đình, thèm món thịt kho vợ nấu". Hơn 20 năm trong quân ngũ, từng đối mặt với nhiều tình huống cấp bách song chưa có lần nào như lần này. Anh phải chuẩn bị tâm lý để đón nhận tất cả.
Tại Nghệ An, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cùng các Đồn Biên phòng Cửa khẩu đã tăng cường các biện pháp về siết chặt hoạt động kiểm soát, xuất nhập cảnh, chốt chặn các đường mòn, lối mở trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19.
Mưa biên giới nặng hạt và lạnh, những con vắt khát khô nhiều ngày bắt đầu bò ra khỏi những ụ lá, nhưng vẫn không cản được bước chân những người lính biên phòng.
Đuổi "con cô vít" để sớm đoàn viên
Lực lượng biên phòng tỉnh Lạng Sơn tuần tra nơi biên giới, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhận định tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp dịp cuối năm, đặc biệt là tình trạng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới ngày càng có chiều hướng gia tăng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đã chủ động thành lập 74 chốt cố định và 8 tổ cơ động thường xuyên ứng trực 24/24 giờ trên các tuyến biên giới trọng điểm của tỉnh. Các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh được bố trí máy đo thân nhiệt từ xa, 100% khách nhập cảnh được đo thân nhiệt và phải khai báo y tế, đồng thời lắp đặt các biển cảnh báo dịch bệnh tại các cửa khẩu. Phòng cách ly của cửa khẩu quốc tế Móng Cái cũng được đặt ở vị trí khá xa so với nơi xuất, nhập cảnh và thuận tiện cho việc điều xe cứu thương tới đưa bệnh nhân nếu có ca nghi nhiễm bệnh.
Còn tại chốt công tác ở Sì Lở Lầu (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), chiếc lều vải trở nên mong manh trước sức gió và sức nặng của mưa đá. Mưa tạt vào trong, lốc quật dữ dội. Thấy vậy, các cán bộ chia nhau ôm lấy bốn cọc nơi góc lều. Nhưng chỉ chừng vài phút, gió đã giật đổ chân trụ giữa lều, cuốn bạt bay đi. Gầm bàn bất đắc dĩ trở thành nơi che chắn cho những người lính Biên phòng giữa rừng núi.
Một chiến sĩ Biên phòng tỉnh Bình Phước bám chốt chống dịch dài ngày tranh thủ gọi video về nói chuyện với vợ con.
Trong bóng tối đặc quánh, thi thoảng có tia chớp rạch ngang trời. Mọi người nghe tiếng lộp bộp của đá chạm mặt bàn, tiếng xào xạc của lá bị mưa đá cắt lìa cây. Đến khi ngớt mưa, nhóm chiến sỹ nhanh chóng đóng cọc dựng lại lán trong đêm để ngày mai tiếp tục nhiệm vụ.
Những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của Bộ đội Biên phòng ở chốt chặn vùng biên khó lòng nói hết. Từ chuyện ăn ở, sinh hoạt, tắm giặt cho đến ngày nắng nóng, đêm lạnh buốt, giấc ngủ giữa rừng chập chờn canh cánh nhiệm vụ bên mình. Những ngày trời nắng, mọi người phải lấy ruột chăn bông và cây cỏ tranh để phủ lên lán trại, giảm bớt nhiệt độ. Còn những ngày trời lạnh, có mưa rào và mưa đá, mọi người lại phải dùng thêm bạt quây kín các lỗ hở, ngăn gió lùa và mưa hắt vào bên trong. Khó khăn như vậy, nhưng không một ai chùn bước. Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu kể cho chúng tôi nghe về trường hợp của Thiếu tá Lò Văn Thép (45 tuổi) bị dòng nước sông Đà cuốn trôi trong lúc tham gia chống dịch bệnh. Sau chục ngày nỗ lực tìm kiếm, các đồng đội mới tìm thấy thi thể anh Thép để đưa về bàn giao cho gia đình tổ chức lễ an táng.
Tại chốt của Bộ đội Biên phòng ở lán trại Pá Cuồng (Lạng Sơn), chúng tôi được nghe chuyện một chiến sĩ đã hoãn cưới để dốc sức lo cho nhiệm vụ nặng nề. Nói dân vận ở đâu xa, đây là dân vận ngay với gia đình hai bên, ngay với người vợ chưa cưới của mình. Nói thì có vẻ giản đơn nhưng làm được thật không dễ chút nào…
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các chiến sĩ Biên phòng Lai Châu vẫn vững tâm, tin tưởng vào công tác phòng chống dịch bệnh.
Khá đặc biệt hơn khi vừa mang quân hàm xanh, vừa theo nghiệp viết lách, Trung uý Nguyễn Thị Ánh (Phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước) thường xuyên đi cơ sở tham gia công tác chống dịch COVID-19.
Chị Ánh kể về đợt đi công tác tại chốt của đồn Biên phòng Lộc Tấn. Ruồi muỗi nhiều như ong, mọi người phải mắc màn để ăn cơm. Rồi một lần do phải dầm mưa theo tổ công tác Bộ đội Biên phòng nên chị bị ốm, sốt trên 38 độ C. "Sau khi được chuyển về trung tâm y tế và xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19, tôi lại khăn gói tiếp tục đến khu vực biên giới làm nhiệm vụ", chị bộc bạch.
Nữ trung uý tâm sự, phụ nữ đi chốt biên giới rất vất vả vì một mình một xe máy, đường biên thì hầu như không có người đi lại. Có những bản ở rất sâu, rất xa trung tâm, bà con nhiều người chưa hiểu được tiếng phổ thông. Chị phải đến từng nhà, gặp từng người tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để đồng bào hiểu và thực hiện. Bên cạnh việc tuyên truyền, chị cùng đồng nghiệp còn vận động các nhà hảo tâm, thậm chí quyên góp từ chính đồng lương của mình để mua và hỗ trợ việc phát khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn và phun thuốc khử trùng miễn phí cho bà con. Tại một số cửa khẩu, Bộ đội Biên phòng còn vận động kinh phí phát từng hộp cơm, suất ăn miễn phí cho hành khách chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh hoặc chờ về khu vực cách ly…
"Đợt cao điểm dịch tôi phải đến điểm nóng, khu vực biên giới liên tục. Chồng tôi thì công tác bên ngành Công an nên cũng phải tăng cường chống dịch. Cực chẳng đã tôi phải mang con đến gửi ông bà nội chăm sóc rồi đi biền biệt cả tháng trời. Nhiều đêm sau ngồi giữa rừng núi viết bài nhớ con chỉ biết gạt nước mắt tự động viên mình cố gắng đuổi "con cô vít" đi để gia đình sớm được đoàn viên", chị Ánh tâm sự.
Hy sinh lợi ích riêng…
Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh phụ trách Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết: "Hiện nay, Bộ đội Biên phòng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khoảng hơn 8.000 km đường biên giới, bờ biển. Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào nước ta, các chiến sĩ Biên phòng luôn là những người trên tuyến đầu ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập nội địa.
Lực lượng Biên phòng đã hết sức trách nhiệm, không quản khó khăn, hy sinh lợi ích riêng để phục vụ cho lợi ích chung của Tổ quốc. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ bố mất, mẹ mất không thể về chịu tang. Nhiều chiến sỹ vợ sinh con đầu lòng không thể về thăm. Một số anh em trẻ phải tạm hoãn cưới lần 1 rồi lần 2 để bám chốt cùng đồng đội...".
Nhật Tân
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 55 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 56 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 58 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.