Căn bệnh của vợ ca sĩ Đăng Khôi, nhiều chị em sau sinh mắc phải
GiadinhNet - Vợ ca sĩ Đăng Khôi mắc phải căn bệnh da liễu sau sinh khiến tình trạng mặt bị viêm sưng tấy đỏ, ngứa… Dị ứng, nổi mề đay sau sinh là tình trạng dễ gặp phải ở phụ nữ sau sinh.

Người bệnh cần tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo mách bảo mà cần tới bác sĩ da liễu để kiểm tra. Ảnh minh họa
Khổ sở vì viêm da cơ địa, dị ứng sau sinh
Theo chia sẻ của bà xã ca sĩ Đăng Khôi mới đây, từ sau khi sinh con trai đầu lòng, cơ địa cô bị thay đổi như mặt bị viêm sưng tấy đỏ, nóng rát ngứa, tay nổi mụn nước và bong tróc. Tuy đã chữa nhiều nơi nhưng tình trạng chưa thuyên giảm. Thậm chí áp lực công việc cùng việc chạy theo thuốc điều trị đã dẫn tới tình trạng kháng thuốc, bị tác dụng phụ làm mặt sưng phù, biểu hiện của hội chứng Cushing do lạm dụng Corticoid.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau sinh gặp phải tình trạng nổi mề đay, viêm da cơ địa sau sinh như trường hợp của hotmom Thùy Anh - vợ ca sĩ Đăng Khôi. Nhiều người khổ sở vì sau sinh cơ thể nổi mề đay, ngứa ngáy, gãi như gãi ghẻ, trầy xước cả da mà không gãi thì khó chịu, người bứt rứt không yên.
BS Đỗ Xuân Khoát – nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cho biết, viêm da cơ địa là bệnh biểu hiện ngoài da thường gặp ở nhiều người do yếu tố cơ địa bị khởi phát bởi các tác nhân thời tiết, thức ăn, phấn hoa… Viêm da cơ địa sau sinh cũng như những người bệnh khác được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính. Biểu hiện của viêm da cơ địa cấp tính là mụn nước bằng đầu ghim mọc thành từng đám trên nền da đỏ ngứa nhiều hay tái phát. Viêm da cơ địa bán cấp là ban đỏ giảm hơn, ít phù nề, mụn nước dập vỡ đóng vảy tiết. Viêm da cơ địa mạn tính là da vùng đó sẫm màu dày da và lichen hóa còn gọi là hằn cổ trâu rất ngứa.
Ngoài viêm da cơ địa ra, phụ nữ sau sinh cũng hay gặp mề đay là những sẩn phù trên da làm da dày từng đám từng nốt như vỏ cam sành rất ngứa, thường căn bệnh này không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất thẩm mĩ cho người bệnh với các biểu hiện ngứa ngáy, da mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay… do ngứa và gãi nhiều dễ bị tổn thương khiến nổi nhiều mụn ngứa, mụn nước, vỡ ra gây viêm nhiễm…
Với những người sau sinh gặp phải tình trạng viêm da cơ địa, nổi mề đay là do miễn dịch của họ bị giảm dễ bị tác động bởi môi trường, thực phẩm hay thời tiết. Ngoài ra, do sức khỏe kém, ăn uống chưa đủ và bị khó tiêu làm cho gan bị ảnh hưởng, khó bài tiết, lâu dần độc tố sẽ tích tụ dưới da, phát bệnh mề đay mẩn ngứa càng làm cho bệnh viêm da cơ địa trầm trọng hơn.
Việc điều trị ở phụ nữ sau sinh cần thận trọng
BS Đỗ Xuân Khoát cho biết, với những người bệnh bình thường, viêm da cơ địa có thể điều trị cải thiện bằng các loại thuốc kháng viêm thông dụng. Nhưng việc điều trị cho phụ nữ sau sinh thường khó khăn hơn. Bởi những thuốc kháng histamine để chữa dị ứng, ngứa không dùng cho phụ nữ đang nuôi con bú. Sử dụng thuốc tùy tiện, một số tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ lúc này. Chưa kể đến các hoạt chất trong thuốc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nguồn sữa mẹ.
Hiện nay, để điều trị cho những phụ nữ sau sinh người ta dùng men vi sinh trực khuẩn đông khô (Latopic) cho họ uống giúp phục hồi hệ vi sinh vật có lợi tại đường ruột, nâng cao miễn dịch cho cơ thể để chống lại một số bệnh như viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng thực phẩm mà không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ cho một số loại thuốc tắm dùng cho da kích ứng, bôi kem giảm dị ứng chứ không sử dụng Cortorcoid dùng cho phụ nữ nuôi con bú. Bởi vậy, khi gặp các tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ sau sinh, mọi người cần tới bác sĩ da liễu để kiểm tra.
Tuyệt đối mọi người cần tránh tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc theo mách bảo để điều trị dễ dẫn tới tình trạng cushing vì dùng thuốc Coticorid kéo dài. Một khi đã bị hội chứng này, việc điều trị là rất khó khăn.
Việc điều trị mề đay, viêm da cơ địa sau sinh bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, mật độ nổi mề đay và tình trạng sức khỏe. Việc ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, mức độ nổi mề đay ít thì bệnh nhanh khỏi hơn. Bệnh nổi mề đay có thể khỏi hẳn sau 1-2 tháng nếu điều trị thích hợp. Nhưng quá thời gian này khoảng 6 tuần, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việc điều trị bệnh bằng Đông y cũng rất hiệu quả. Theo Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây nổi mề đay, dị ứng là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt hoặc uất tích tại bì, trường vị thấp nhiệt lại bị ngoại tà xâm nhập, suy nhược cơ thể, khí huyết lưu thông kém… Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, viêm da cơ địa, mọi người có thể áp dụng một số cách như:
Lá tía tô: Lọc lấy nước cốt của lá để uống, bôi nước lá tía tô lên da hoặc nấu nước tía tô tắm hàng ngày.
Lá khế: Người bệnh sử dụng lá khế sao nóng rồi chườm lên các vị trí nổi mể đay trên cơ thể hoặc nấu nước khế tắm hàng ngày.
Lá trầu không thái nhỏ đổ nước sôi vào cho vài hạt muối ngâm 30 phú lấy nước rửa vùng viêm da cơ địa sau đó đắp bã lên sẽ làm dịu ngứa và giảm xuất tiết.
Ngoài ra, có thể đun nồi nước sôi thật to, lấy tro và than hồng trong lòng bếp đổ vào nồi. Để nguội bớt dùng khăn vải lọc và dùng khăn nhúng nước đó khi đang nóng già để chườm toàn thân nhiều lần, nhất là chỗ mọc dày. Hoặc khi nổi mề đay dày đặc lấy da kỳ đà, rang vàng, xay nhuyễn và cho uống cũng khỏi hẳn. Kiêng không ăn đồ tanh, tôm và thịt gà đến khi khỏi hẳn.

BS Đỗ Xuân Khoát – nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cho biết: "Viêm da cơ địa đối với phụ nữ sau sinh cũng như những người bệnh khác được chia thành 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mãn tính.
Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể".
Phương Thuận

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 21 giờ trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.