Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé “đầu gối to như trống” vật vã với bệnh tật

Chủ nhật, 11:00 20/03/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Mặc dù đang là ngày cuối tuần nhưng gia đình cậu bé Vừ Mí Pó (học sinh lớp 6B, Trường THCS Dân tộc bán trú Sủng Là (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vẫn phải đưa con về Hà Nội vì bé không thể chịu được sự dày vò của những cơn đau.

Bác sĩ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương khám bước đầu cho bé Pó. Ảnh: Hà Dương
Bác sĩ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương khám bước đầu cho bé Pó. Ảnh: Hà Dương

Hồ sơ bệnh án luôn cộp dấu “ưu tiên”

Với sự trợ giúp của Chương trình Vòng tay Nhân Ái (Báo Gia đình & Xã hội) và các cộng tác viên từ thiện, bé Vừ Mí Pó đã được vào khám ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đi tới đâu, hồ sơ của bé Pó cũng được cộp dấu “ưu tiên”. Sau khi chụp, xét nghiệm, siêu âm, thăm khám sơ bộ, BS Nguyễn Viết Long cho biết: “Bé Vừ Mí Pó mắc chứng máu không đông (Hemophilia) gây tràn dịch khớp gối, khiến hai đầu gối bị sưng to như cái trống con. Từ đó mà phát sinh ra nhiều bệnh khác, trong đó có gây tràn dịch khớp gối, tổn thương khớp gối... Nếu không được chữa trị sớm rất có thể nguy hiểm tới tính mạng. Việc điều trị chủ yếu dựa vào phương pháp truyền máu và huyết tương để bù đắp sự thiếu hụt yếu tố không đông máu. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chuyển bé Pó sang Viện Huyết học và truyền máu Trung ương”.

Chỉ sau 45 phút chuyển viện, bé Pó đã được các y bác sĩ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương làm xong thủ tục nhập viện. Sau khi thăm khám, ThS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học và truyền máu Trung ương) nhận định, bé Pó mắc bệnh di truyền thể lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Với bệnh này, các xuất huyết bên ngoài không quan trọng bằng các xuất huyết bên trong nội tạng, khớp, cơ… nên rất khó điều trị. Đầu gối của bé Pó sưng to là hậu quả của những lần xuất huyết bên trong không được điều trị.

Anh Vừ A Tủa (bố của Pó) cũng xác nhận, Pó hay bị ngã và có những vết bầm tím nhẹ nhưng vợ chồng anh không biết nên cho đó là chuyện bình thường. Anh chia sẻ thêm, mùa đông vừa qua có nhiều đợt rét đậm, rét hại nên bé Pó bị những cơn đau hành hạ, khóc cả ngày. Sáng nào chân bé cũng như bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn, mẹ phải ngồi xoa bóp mãi. Bé Pó được các bác sĩ ở Trạm Y tế xã Sủng Là tiêm thuốc giảm đau, nhưng vẫn không đi học được. Thấy con quá đau đớn, bố mẹ xót con lại vay nợ đưa con đi viện. Lẽ ra với bệnh trọng, bé Pó cần được bồi dưỡng thường xuyên, nhưng gia đình quá khó khăn, cuộc sống cả nhà chỉ trông chờ vào số tiền anh Tủa đi làm thuê. Mỗi lần con ốm (do chảy máu từ bên trong mà bố mẹ Pó không biết), vợ anh lại bỏ việc may vá gửi đưa con đi bệnh viện. Nợ nần, khó khăn chồng chất và lại ở xã vùng biên giới nghèo nên Pó rất ít được “tẩm bổ”, có gì thì ăn nấy nên nhiều khi đi học, Pó bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, cô giáo lại phải đưa về nhà.

Cháu bé đang cần giúp đỡ

Các bác sĩ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho hay, hiện chưa có phương cách hữu hiệu điều trị triệt để bệnh Hemophilia, nhưng các bác sĩ có thể kiểm soát được. Nếu người bệnh không chú ý dự phòng sẽ có nguy cơ chảy máu ở bất kỳ nơi nào và nếu chảy máu ở nơi nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Gia đình cần xác định bé Pó sẽ phải sống suốt đời với bệnh, phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế và sẽ rất tốn kém. Nếu được điều trị thường xuyên, bé Pó hy vọng sẽ có cuộc sống tương đối bình thường. Nhưng nếu không được điều trị, mạng sống của Pó sẽ rất mong manh. Rất nhiều trẻ bị bệnh Hemophilia đã bị tử vong do bố mẹ không biết, hoặc y tế địa phương chẩn đoán nhầm. Tội nghiệp hơn là nhiều trẻ được chữa bệnh rồi, nhưng bố mẹ không đủ kiên nhẫn, không có điều kiện đưa con đi lại điều trị dự phòng… nên trẻ đã gặp nguy hiểm.

Bé Pó tuy may mắn được chính quyền và cơ sở y tế xã Sủng Là quan tâm lo kịp bảo hiểm y tế học sinh, xác nhận hộ nghèo, làm thủ tục chuyển viện… nên bé được miễn hoàn toàn tiền chữa bệnh. Nhưng chi phí bồi dưỡng, chi phí ăn ở hàng ngày cho 3 người, tiền xe cộ 500km từ xã biên giới vùng núi Sủng Là về Hà Nội sẽ rất tốn kém so với thu nhập của một người dân miền núi. Gia đình sẽ phải chạy vạy vay nợ, rồi oằn lưng làm để trả nợ…

Hiện bé Pó đang nằm ở Khoa Nhi, Viện Huyết học và truyền máu Trung ương. Anh Vừ A Tủa nói chậm từng lời, mong muốn được các bác sĩ và các nhà hảo tâm giúp đỡ để cháu Pó được chữa bệnh và trở về đi học tiếp.

Tháng 11/2015, Báo GĐ&XH đã đưa tin về bé Vừ Mí Pó (SN 12/4/2003), ở xóm Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Bé Pó mắc bệnh trọng, hai đầu gối sưng to như hai cái trống con, việc đi lại khó khăn và luôn đau đớn, phải nghỉ học liên tục. Gia cảnh nhà bé Pó rất nghèo vì cả nhà dồn hết tiền của chữa bệnh cho con.

Mẹ Pó do tiếp máu cho con nhiều lần nên yếu và hay ốm đau. Chị gái Pó mới 15 tuổi đã phải bỏ học đi làm nương, phụ bố mẹ lo cho các em. Em gái bé ngoài giờ học về cũng chăm chỉ xâu cườm phụ mẹ may váy áo. Dù cả nhà chăm chỉ làm việc, nhưng Pó ốm đau nên gia đình rơi vào cảnh bữa đói bữa no, nợ nần chồng chất.

Hà Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 20 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 4 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top