Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình

Chủ nhật, 13:56 06/06/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Vượt qua nhiều khó khăn khởi nghiệp ban đầu, kỹ sư Nguyễn Văn Thanh (Quảng Bình) đang có khoảng 4.000 con cá chình. Chỉ khoảng 5 tháng nữa, số cá chình này sẽ được bán và thu lãi gần một tỷ đồng.

Chọn hướng đi... "độc đáo và mới lạ"

Qua lời giới thiệu của một cán bộ trẻ xã Quảng Đông, chúng tôi đã được tiếp xúc và tham quan mô hình khởi nghiệp từ cá chình của kỹ sư Nguyễn Văn Thanh (SN 1990), trú thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Cơ sở nuôi cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh là mô hình duy nhất tại xã Quảng Đông nói riêng và huyện Quảng Trạch nói chung.

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế, chàng trai Nguyễn Văn Thanh đã bôn ba đến nhiều nơi, làm đủ thứ nghề và luôn khao khát sẽ tìm ra hướng đi riêng trên con đường khởi nghiệp.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 1.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Thanh tại trang trại nuôi cá chình.

Đến năm 2017, sau một lần về huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), anh Nguyễn Văn Thanh có dịp tham quan mô hình nuôi cá chình hiệu quả của một người dân địa phương. Ý tưởng đưa cá chình về quê hương Quảng Trạch đã nảy ra trong đầu anh Nguyễn Văn Thanh.

Cũng chính từ thời điểm đó, anh Nguyễn Văn Thanh bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về các mô hình nuôi cá chình. Anh lặn lội vào tận Khánh Hòa và các tỉnh phía Nam để tìm hiểu cách nuôi, nghiên cứu các trang trại đi trước cũng như trên sách vở để đúc kết kinh nghiệm.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 2.

Năm 2017, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thanh đã bén duyên với cá chình.


Qua một thời gian tìm hiểu và nhận thấy nuôi cá chình nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế, nguồn thức ăn của cá chình cũng rất dễ kiếm. Trong khi đó, ở quê chưa có ai nuôi nên anh Nguyễn Văn Thanh suy nghĩ và quyết định chọn đầu tư vào con cá chình.

"Với quan điểm tìm sản phẩm độc lạ, dễ tiêu thụ, ít người làm để khởi nghiệp thì mình thấy cá chình là phù hợp. Cái khó lúc đó là vốn quá ít, toàn bộ đều phải vay mượn, mà vốn đầu tư lớn, rủi ro cũng không nhỏ nên gia đình phản đối", anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên với kiến thức chuyên môn có được, anh vẫn thuyết phục gia đình để đầu tư và tin tưởng bản thân sẽ thành công

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 3.

Sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Thanh đã quyết định chọn cá chình cho con đường khởi nghiệp.


Là người tiên phong trong việc đưa cá chình về với vùng đất huyện Quảng Trạch, mọi công đoạn phát triển mô hình đều được anh Nguyễn Văn Thanh tính toán hết sức kỹ lưỡng. Để giảm thiểu rủi ro, anh Nguyễn Văn Thanh tiến hành nuôi thử trước khi thả giống đại trà.

Mặc dù đã tìm hiểu cách nuôi, chuồng trại, môi trường sống của cá chình và ghi lại chi tiết, nhưng lúc đó còn có ít kinh nghiệm nên anh rất lo lắng.

"Thời điểm đầu mới nuôi, nhiều đêm không ngủ được, cứ xoay quanh hồ nuôi cá. Cũng may là lúc nuôi thử đều rất thuận lợi và không có bất trắc gì, từ đó mình mới vay mượn để đầu tư khởi nghiệp thực sự", anh Nguyễn Văn Thanh cho biết thêm.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Văn Thanh đã đầu tư xây dựng trang trại quy mô để nuôi cá chình.

Chi tiền tỷ cho dự án nuôi cá chình

Qua thử nghiệm thành công, cuối năm 2018, anh Nguyễn Văn Thanh đã đầu tư hơn một tỷ đồng xây dựng mô hình. Ngày đầu bắt tay vào thực hiện, khó khăn lớn nhất là vốn liếng ít, phần lớn anh phải cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng.

Xây dựng được ao nuôi, nhà trại và thả giống đã tốn hơn một tỷ đồng rồi, cái khó tiếp theo của anh là mỗi tháng phải chi gần 10 triệu tiền thức ăn và tiền điện bơm nước cho ao nuôi cá.

"Khi nguồn thu chưa có nhưng mỗi tháng vẫn mất một số tiền lớn khiến mình hết sức vất vả. Mình cũng cố gắng làm thêm việc này, việc khác để có nguồn kinh phí nuôi hoài bão làm giàu từ cá chình", anh Nguyễn Văn Thanh tâm sự.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Văn Thanh hiện có 3 hồ nuôi với khoảng 4.000 con cá chình.

Lứa cá chính thức của Nguyễn Văn Thanh được thả giống vào tháng 7/2020. Hiện nay với 3 hồ, anh có khoảng 4.000 con cá chình, trọng lượng khoảng một kg/con, chỉ khoảng 5 tháng nữa, số cá chình này sẽ được xuất bán.

Với giá ở mức cao và ổn định là 550.000 đồng/kg, trong 3-5 tháng tới, anh sẽ xuất bán được khoảng gần 4 tấn cá, tương đương với số tiền gần 2 tỷ đồng. Ước tính ban đầu, anh sẽ thu lời gần một tỷ đồng sau khi đã trừ các chi phí liên quan.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Văn Thanh cũng đã đầu tư hệ thống máy bơm nước, máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ PH để phục vụ việc nuôi cá chình.

Theo anh Nguyễn Văn Thanh, cá chình dễ nuôi và ít bệnh tật. Tuy nhiên cá chình phải nuôi trong môi trường ít ánh sáng, thức ăn cũng phải là bột chuyên dụng, nước bể cá gần như ngày nào cũng phải thay mới để đảm bảo môi trường sinh sống.

Để con cá chình phát triển tốt, người nuôi phải nắm bắt được đặc tính của cá là ban ngày ngủ, chỉ ăn vào buổi đêm, khu vực nuôi phải yên tĩnh. Bên cạnh đó, cứ sau 3 tháng cần phải phân loại cá, trọng lượng cá khác nhau để có chế độ ăn phù hợp.

Chàng kỹ sư trẻ có dự định mở rộng thêm hồ nuôi, tuyển thêm lao động thường xuyên vào làm việc. Ngoài nuôi cá, anh Nguyễn Văn Thanh còn tìm hiểu và đang nuôi thử nghiệm các cá thể chồn hương lấy giống.

Câu chuyện khởi nghiệp của chàng kỹ sư với 4.000 con cá chình - Ảnh 7.

Cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh hiện đã đạt khoảng một kg và đều đã được đặt hàng, bao tiêu sản phẩm với giá 550.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch - địa phương này là vùng đất cát, vô cùng khắc nghiệt, người dân chủ yếu sống dựa vào nghề biển hoặc trồng keo tràm và rất ít các mô hình chăn nuôi.

Theo ông Hiền, mô hình nuôi cá chình của anh Nguyễn Văn Thanh đang mang lại những tín hiệu tích cực trong việc thay đổi tư duy của người dân.

"Bước đầu chúng tôi nhận thấy mô hình này sẽ có hiệu quả cao nên sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cho anh Nguyễn Văn Thanh, trong đó có việc vay vốn. Sắp tới cũng sẽ nhờ anh tư vấn, hướng dẫn thêm cho bà con nhân dân, để có thể học hỏi, phát triển các mô hình tương tự", ông Hiền nói.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bánh Trung thu bất ngờ giảm giá đột ngột, vẫn ế hàng

Bánh Trung thu bất ngờ giảm giá đột ngột, vẫn ế hàng

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Từ trước thời điểm Rằm tháng Tám âm lịch đến nay, bánh Trung thu bán lẻ trên thị trường bất ngờ giảm giá đột ngột, mức giảm từ 5% đến 50% trên từng sản phẩm.

Vốn ngoại 'đổ' mạnh vào bất động sản

Vốn ngoại 'đổ' mạnh vào bất động sản

Xu hướng - 9 giờ trước

Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở.

5 thực phẩm tốt cho gan giá rẻ

5 thực phẩm tốt cho gan giá rẻ

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Chọn mua những thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, axit béo omega - 3 sẽ giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan. Dưới đây là 5 thực phẩm có lợi cho gan giá vừa túi tiền.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 19/9/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 19/9/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 19/9/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Đẩy giá, thổi giá đất lên cao rồi bỏ cọc đấu giá, chuyên gia đề xuất cần có chế tài vào cuộc ngăn chặn tình trạng này

Đẩy giá, thổi giá đất lên cao rồi bỏ cọc đấu giá, chuyên gia đề xuất cần có chế tài vào cuộc ngăn chặn tình trạng này

Xu hướng - 11 giờ trước

GĐXH - Hiện nay tại một vài phiên đấu giá cao bất thường tại Hà Nội đã có hiện tượng bỏ cọc gây ra rất nhiều hệ lụy. Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng cần có chế tài vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.

Lịch cúp điện Bạc Liêu từ 19 – 22/9/2024: Cúp điện 10 tiếng/ngày đối với nhiều khu dân cư và tuyến đường

Lịch cúp điện Bạc Liêu từ 19 – 22/9/2024: Cúp điện 10 tiếng/ngày đối với nhiều khu dân cư và tuyến đường

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bạc Liêu sẽ mất điện cả ngày.

Lãi suất 12 tháng lên đến 9,5%: Có 300 triệu đồng gửi ngân hàng nào để có nhiều lãi suất nhất?

Lãi suất 12 tháng lên đến 9,5%: Có 300 triệu đồng gửi ngân hàng nào để có nhiều lãi suất nhất?

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kì hạn 12 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9,5%.

2 loại giấy tờ cần có khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hiện nay

2 loại giấy tờ cần có khi chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hiện nay

Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trước

GĐXH - Từ 1/8/2024 Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực. Theo Luật mới, khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở người dân cần phải có 2 loại giấy tờ này.

Lịch cúp điện Kiên Giang từ 19 – 22/9/2024: Nhiều khu dân cư liên tục có lịch cúp điện 14 tiếng/ngày để sửa chữa

Lịch cúp điện Kiên Giang từ 19 – 22/9/2024: Nhiều khu dân cư liên tục có lịch cúp điện 14 tiếng/ngày để sửa chữa

Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Kiên Giang sẽ mất điện cả ngày.

Xe ga 125cc đẹp hoài cổ giá 21 triệu đồng, có màn LCD xịn ngang Air Blade rẻ hơn Vision, chi phí như Wave Alpha

Xe ga 125cc đẹp hoài cổ giá 21 triệu đồng, có màn LCD xịn ngang Air Blade rẻ hơn Vision, chi phí như Wave Alpha

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

GĐXH - Xe ga bình dân mới xịn sò hơn Honda Vision sẽ là một ‘món hời’ cho khách hàng khi sở hữu trang bị ấn tượng, thiết kế bắt mắt mà giá chỉ rẻ ngang xe số Wave Alpha.

Top